Chưa chất vấn đúng vấn đề nóng của ngành nông nghiệp!
Chưa chất vấn đúng vấn đề nóng của ngành nông nghiệp!
Theo GS Võ để giữ được 3,8 triệu ha đất dành cho trồng lúa là vấn đề nóng nhất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng và của Việt Nam nói riêng chưa được các đại biểu QH tập trung chất vấn
Thưa GS, với tư cách là cử tri, ông đánh giá thế nào về phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn (NN&PTNT)?
G.S Đặng Hùng Võ- Các đại biểu QH chưa tập trung chất vấn, vấn đề nóng nhất của ngành nông nghiệp. |
Theo dõi qua ti vi, tôi cho rằng, phiên chất vấn chiều nay các đại biểu Quốc hội (QH) đã không chất vấn đúng vào trọng tâm trọng điểm của vấn đề liên quan tới ngành nông nghiệp và nông thôn. Vì phần chất vấn lan man, dàn trải khiến cho phần trả lời của Bộ trưởng Bộ NN&PT NT Cao Đức Phát và các bộ trưởng khác cũng tản mạn không xoáy sâu vấn đề nóng của ngành…
Theo tôi, các vấn đề khác của ngành nông nghiệp đề nghị Bộ trưởng giải trình như: 10 tỉnh cho cho nước ngoài thuê đất,quản lý đầu vào hạn chế mất giá, thu mua nông sản, khai thác cát dòng sông vô tội vạ, hay thí điểm trong bảo hiểm cây lúa nông nghiệp…đều là những vấn đề nóng bỏng nhưng chưa thật cấp bách ngay mà cần có sự phối hợp giải quyết đồng bộ của nhiều ngành, nhiều cấp….
Tuy nhiên, vào phần cuối của chất vấn có một vài đại biểu QH cũng tập trung chất vấn vấn đề sản phẩm lợi thế của Việt Nam là cây lúa, và Bộ trưởng Phát cũng đã trả lời trọng tâm vào vấn đề này.
Thưa GS, vậy trong phần chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ông thấy “tâm đắc” nhất phần chất vấn của đại biểu QH nào?
Trong cả phiên chất vấn chiều nay, tôi tâm đắc nhất phần chất vấn của đại biểu tỉnh Phạm Xuân Thường tỉnh Thái Bình, đó là làm sao giữ được 3,8 triệu đất dành cho trồng lúa là mục tiêu sống còn của ngành nông nghiệp nói chung và Việt Nam nói riêng... Từ tỉnh nhỏ Thái Bình nhìn rộng ra cả nước, trong tốc độ đô thị hóa chóng mặt như hiện nay, tỉnh nào cũng lấy đất xây dựng nhà máy, xây dựng khu công nghiệp, chẳng mấy chốc sẽ mất hết đất dành cho trồng lúa.
Như chúng ta thấy Thái Lan diện tích đất dành cho trồng lúa của họ là 10 triệu ha, mà nước ta chủ yếu là nông nghiệp, diện tích dành cho trồng lúa là 3,8 triệu ha nhưng thực tế đất dành cho trồng lúa hai vụ chỉ có 3,2 triệu ha... Nếu như tình trạng này tiếp diễn, nông dân mất đất trồng lúa thì bộ phận này sẽ giải quyết công ăn việc làm thế nào...
Tôi hoàn toàn nhất trí với chỉ tiêu tiêu đất trồng lúa đến năm 2020 là 3,8 triệu ha mà Nghị quyết QH đã thông qua, việc này đã được tính toán nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn trước áp lực gia tăng dân số, thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng…
Từng là người giữ vị trí liên quan đến vấn đề quản lý thị trường đất đai, theo G.S để giữ được 3,8 triệu ha đất trồng lúa liệu có khả thi?
Tôi nghĩ, QH cũng như Chính phủ đã hiểu được vấn đề, nếu qui hoạch đất đai không đi trước một bước thì chúng ta sẽ không còn đất để trồng lúa nữa. Khi đã xác định được điều đó tôi tin là sẽ làm được.
Tôi được biết QH đã yêu cầu Chính phủ yêu cầu các ngành các địa phương sử dụng đất phải dựa trên qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia đã được QH thông qua.Việc sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ tổng thể của cả nước đến các vùng, địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội…
Vấn đề nữa, theo tôi các địa phương phải xác định ranh giới công khai diện tích đất trồng luá, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Đồng thời, đảm lợi ích giữa các địa phương có điều kiện phát triển công nghiệp với các địa phương giữ nhiều đất trồng lúa,khuyến khích nông dân trồng lúa, xây dựng cơ sở chế biến, đầu ra cho cây lúa… để người trồng lúa yên tâm sản xuất.
- Xin cảm ơn G.S
Phương Hà thực hiện