Chủ tịch nước thăm Mỹ: Những vấn đề then chốt
Chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam đến Washington sẽ tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu sắc hơn giữa hai nước từng có nhiều mối liên hệ trong lịch sử.
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Barack Obama dự kiến sẽ có cuộc tiếp đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng vào ngày 25/7 tới đây.
Chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam đến Washington sẽ tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu sắc hơn giữa hai nước từng có nhiều mối liên hệ trong lịch sử.
Tại ASEAN, Việt Nam có thể chính là quốc gia quan tâm nhất tới cân bằng địa chính trị. Do có vị trí địa lý gần gũi, lịch sử và hiểu biết đặc biệt của về Trung Quốc, nên Việt Nam đã trở thành một trong những nhân tố tích cực nhất trong khu vực thúc đẩy quan hệ, xây dựng thể chế và thuyết phục Trung Quốc trỗi dậy trở thành một cường quốc khu vực với sự tôn trọng dành cho các nước láng giềng.
Nếu nhìn nhận trên góc độ khu vực, thì vị thế về mặt chính trị của Việt Nam cũng đang tăng lên rõ rệt. Chuyến thăm của Chủ tịch nước diễn ra đúng vào thời điểm bầu không khí sinh hoạt chính trị hết sức nhộn nhịp ở trong nước. Những nỗ lực cải cách suốt nhiều năm qua cũng mang đến nhiều biến chuyển tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Chuyên gia về Việt Nam Jonathan London (ĐH Hồng Kông) chỉ ra, trong vòng 6 tháng qua, “những cuộc tranh luận chính trị tưng bừng và cởi mở đã diễn ra ở đất nước này về những vấn đề như sửa đổi hiến pháp”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nâng cao mức độ tham gia của người dân vào các quyết định chính sách và trách nhiệm giải trình của chính phủ, bao gồm cho phép các thành viên Quốc hội đánh giá tín nhiệm của các lãnh đạo chính phủ cấp cao.
Trong bối cảnh như vậy, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tích cực tiến hành những hoạt động ngoại giao chủ động và toàn diện trong những tháng qua. Chuyến thăm của Chủ tịch Sang đến Washington diễn ra ngay sau chuyến thăm của ông tới Bắc Kinh để gặp gỡ các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc và tới Indonesia để ký kết một hiệp định đối tác chiến lược. Cuộc gặp của Chủ tịch Việt Nam với ông Obama diễn ra chưa đầy 2 tháng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm được điều mà London gọi là “màn thể hiện đặc biệt hiệu quả quan điểm của Việt nam trên trường quốc tế” khi Thủ tướng trình bày bài diễn văn quan trọng về an ninh khu vực tại Đối thoại An ninh khu vực Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi đầu tháng 6.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam liên tục đưa ra những ý tưởng hay và hình ảnh của họ trong mắt các đối tác, trong đó có Mỹ, là rất đáng hoan nghênh. Chính phủ Obama lên cầm quyền hồi năm 2009, với kế hoạch tái cân bằng trọng tâm đối ngoại của Mỹ về hướng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với Đông Nam Á làm nòng cốt. Trong nỗ lực của mình, chính phủ Mỹ đã kiến nghị thảo luận nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Chuyến thăm của Chủ tịch Việt nam sẽ là cơ hội để hai bên hiệu chỉnh lại mối quan hệ song phương. Chưa rõ liệu hai bên có tin tưởng đây sẽ là thời điểm thích hợp để xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược hay không, nhưng cuộc thảo luận được trông đợi sẽ toàn diện nhiều lĩnh vực-vấn đề, bao gồm quan hệ kinh tế - thương mại, các vấn đề chính trị - an ninh, và quan hệ nhân dân.
Đối với Việt Nam, chuyến thăm sẽ là cơ hội để làm rõ thêm các vấn đề như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), củng cố quan hệ quân sự, và thảo luận các vấn đề an ninh, đặc biệt ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có những hành động quyết đoán. Đối với Mỹ, đây sẽ là cơ hội để tiếp tục xây dựng nền tảng quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Trở lực lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước là quan điểm khác nhau về vấn đề nhân quyền cũng hy vọng sẽ được tháo gỡ phần nào trong chuyến đi này. “Nhân quyền luôn là một chiêu bài trong chiến lược lớn của Mỹ, nhưng không nên biến nó trở thành thứ gây cản trở tiến bộ trong những lĩnh vực khác”, giáo sư Carlyle Thayer, học giả hàng đầu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, bày tỏ quan điểm.
Quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể kể từ khi bình thường hóa quan hệ cách đây 17 năm. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đang phát triển vững chắc, đạt trị giá 25 tỷ USD vào năm 2012 và họ là đối tác trong cuộc đàm phán TPP gồm 12 nước tham gia. Quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước cũng phát triển không ngừng, và Việt Nam là nước có số du học sinh đông thứ 8 tại Mỹ.
Một quan hệ kinh tế mạnh mẽ là then chốt cho mối quan hệ bền vững giữa hai nước. Washington đã không ngần ngại đưa Việt Nam, một trong những quốc gia kém phát triển, vào đàm phán TPP. Việt Nam quyết định ký kết thỏa thuận tham gia đàm phán với niềm tin rằng TPP sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập vào thị trường toàn cầu và tăng tốc quá trình cải cách kinh tế ở trong nước. Nhiều nhà phân tích tin tưởng Việt Nam sẽ là một trong những nước giành được nhiều lợi ích nhất từ TPP.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng hy vọng tín hiệu từ Tổng thống Barack Obam về việc Mỹ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Mỹ đối với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, một điều kiện then chốt để Việt Nam ký vào các điều khoản TPP khác. Theo chiều ngược lại, Washington sẽ trông đợi cam kết từ phía Việt Nam đảm bảo sân chơi cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực hơn nữa trong vấn đề bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ. Ông Obama có thể sẽ xem xét tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam giải quyết một loạt các vấn đề thương mại và đầu tư mới mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia TPP.
Tranh chấp Biển Đông sẽ là một chủ đề nóng nữa được thảo luận trong cuộc gặp này. Chủ tịch Việt Nam và Tổng thống Obama sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc về đàm phán một bộ quy tắc ứng xử chung nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông.
Ông Carl Thayer cũng khuyến nghị Mỹ nên xem xét hỗ trợ Việt Nam nâng cao hợp tác giữa các quốc gia có cùng mối quan tâm về biển (MDA - Maritime Domain Awareness) thông qua mua bán công nghệ radar ven biển, hỗ trợ giám sát trên không, và củng cố quan hệ giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) với Cánh sát biển Việt Nam. Quan hệ quân sự cũng đã có những cải thiện, mà tiêu biểu là cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey với Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tại trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ.
Trên cơ sở được từ chuyến đi của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, ông Carl Thayer cho rằng Washington nên xem xét trao thêm học bổng cho các sĩ quan Việt Nam đến học tập, trao đổi tại các cơ sở quốc phòng Mỹ và tài trợ cho Việt Nam tham gia các hội thảo và hội nghị quốc tế mà hai bên cùng có lợi ích. Washington trước đó đã bày tỏ muốn hỗ trợ Việt Nam trong cam kết tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Cả Việt Nam và Mỹ đều nhận thấy lợi ích chiến lược trong việc duy trì mối quan hệ gần gũi. Chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ khẳng định niềm tin chung đó và tạo nền tảng cho việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thập niên tới đây.
Nguồn: VNN
Chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam đến Washington sẽ tạo nền tảng để các nhà lãnh đạo tìm kiếm cơ hội hợp tác sâu sắc hơn giữa hai nước từng có nhiều mối liên hệ trong lịch sử.
Tại ASEAN, Việt Nam có thể chính là quốc gia quan tâm nhất tới cân bằng địa chính trị. Do có vị trí địa lý gần gũi, lịch sử và hiểu biết đặc biệt của về Trung Quốc, nên Việt Nam đã trở thành một trong những nhân tố tích cực nhất trong khu vực thúc đẩy quan hệ, xây dựng thể chế và thuyết phục Trung Quốc trỗi dậy trở thành một cường quốc khu vực với sự tôn trọng dành cho các nước láng giềng.
Nếu nhìn nhận trên góc độ khu vực, thì vị thế về mặt chính trị của Việt Nam cũng đang tăng lên rõ rệt. Chuyến thăm của Chủ tịch nước diễn ra đúng vào thời điểm bầu không khí sinh hoạt chính trị hết sức nhộn nhịp ở trong nước. Những nỗ lực cải cách suốt nhiều năm qua cũng mang đến nhiều biến chuyển tích cực trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Chuyên gia về Việt Nam Jonathan London (ĐH Hồng Kông) chỉ ra, trong vòng 6 tháng qua, “những cuộc tranh luận chính trị tưng bừng và cởi mở đã diễn ra ở đất nước này về những vấn đề như sửa đổi hiến pháp”. Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nâng cao mức độ tham gia của người dân vào các quyết định chính sách và trách nhiệm giải trình của chính phủ, bao gồm cho phép các thành viên Quốc hội đánh giá tín nhiệm của các lãnh đạo chính phủ cấp cao.
Trong bối cảnh như vậy, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tích cực tiến hành những hoạt động ngoại giao chủ động và toàn diện trong những tháng qua. Chuyến thăm của Chủ tịch Sang đến Washington diễn ra ngay sau chuyến thăm của ông tới Bắc Kinh để gặp gỡ các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc và tới Indonesia để ký kết một hiệp định đối tác chiến lược. Cuộc gặp của Chủ tịch Việt Nam với ông Obama diễn ra chưa đầy 2 tháng sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm được điều mà London gọi là “màn thể hiện đặc biệt hiệu quả quan điểm của Việt nam trên trường quốc tế” khi Thủ tướng trình bày bài diễn văn quan trọng về an ninh khu vực tại Đối thoại An ninh khu vực Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi đầu tháng 6.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam liên tục đưa ra những ý tưởng hay và hình ảnh của họ trong mắt các đối tác, trong đó có Mỹ, là rất đáng hoan nghênh. Chính phủ Obama lên cầm quyền hồi năm 2009, với kế hoạch tái cân bằng trọng tâm đối ngoại của Mỹ về hướng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với Đông Nam Á làm nòng cốt. Trong nỗ lực của mình, chính phủ Mỹ đã kiến nghị thảo luận nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Chuyến thăm của Chủ tịch Việt nam sẽ là cơ hội để hai bên hiệu chỉnh lại mối quan hệ song phương. Chưa rõ liệu hai bên có tin tưởng đây sẽ là thời điểm thích hợp để xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược hay không, nhưng cuộc thảo luận được trông đợi sẽ toàn diện nhiều lĩnh vực-vấn đề, bao gồm quan hệ kinh tế - thương mại, các vấn đề chính trị - an ninh, và quan hệ nhân dân.
Đối với Việt Nam, chuyến thăm sẽ là cơ hội để làm rõ thêm các vấn đề như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), củng cố quan hệ quân sự, và thảo luận các vấn đề an ninh, đặc biệt ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có những hành động quyết đoán. Đối với Mỹ, đây sẽ là cơ hội để tiếp tục xây dựng nền tảng quan hệ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Trở lực lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước là quan điểm khác nhau về vấn đề nhân quyền cũng hy vọng sẽ được tháo gỡ phần nào trong chuyến đi này. “Nhân quyền luôn là một chiêu bài trong chiến lược lớn của Mỹ, nhưng không nên biến nó trở thành thứ gây cản trở tiến bộ trong những lĩnh vực khác”, giáo sư Carlyle Thayer, học giả hàng đầu về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, bày tỏ quan điểm.
Quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam đã có những bước cải thiện đáng kể kể từ khi bình thường hóa quan hệ cách đây 17 năm. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đang phát triển vững chắc, đạt trị giá 25 tỷ USD vào năm 2012 và họ là đối tác trong cuộc đàm phán TPP gồm 12 nước tham gia. Quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước cũng phát triển không ngừng, và Việt Nam là nước có số du học sinh đông thứ 8 tại Mỹ.
Một quan hệ kinh tế mạnh mẽ là then chốt cho mối quan hệ bền vững giữa hai nước. Washington đã không ngần ngại đưa Việt Nam, một trong những quốc gia kém phát triển, vào đàm phán TPP. Việt Nam quyết định ký kết thỏa thuận tham gia đàm phán với niềm tin rằng TPP sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập vào thị trường toàn cầu và tăng tốc quá trình cải cách kinh tế ở trong nước. Nhiều nhà phân tích tin tưởng Việt Nam sẽ là một trong những nước giành được nhiều lợi ích nhất từ TPP.
Trong chuyến thăm, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng hy vọng tín hiệu từ Tổng thống Barack Obam về việc Mỹ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Mỹ đối với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, một điều kiện then chốt để Việt Nam ký vào các điều khoản TPP khác. Theo chiều ngược lại, Washington sẽ trông đợi cam kết từ phía Việt Nam đảm bảo sân chơi cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước và nỗ lực hơn nữa trong vấn đề bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ. Ông Obama có thể sẽ xem xét tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam giải quyết một loạt các vấn đề thương mại và đầu tư mới mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia TPP.
Tranh chấp Biển Đông sẽ là một chủ đề nóng nữa được thảo luận trong cuộc gặp này. Chủ tịch Việt Nam và Tổng thống Obama sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc về đàm phán một bộ quy tắc ứng xử chung nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra ở Biển Đông.
Ông Carl Thayer cũng khuyến nghị Mỹ nên xem xét hỗ trợ Việt Nam nâng cao hợp tác giữa các quốc gia có cùng mối quan tâm về biển (MDA - Maritime Domain Awareness) thông qua mua bán công nghệ radar ven biển, hỗ trợ giám sát trên không, và củng cố quan hệ giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ (USCG) với Cánh sát biển Việt Nam. Quan hệ quân sự cũng đã có những cải thiện, mà tiêu biểu là cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey với Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, tại trụ sở Bộ quốc phòng Mỹ.
Trên cơ sở được từ chuyến đi của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, ông Carl Thayer cho rằng Washington nên xem xét trao thêm học bổng cho các sĩ quan Việt Nam đến học tập, trao đổi tại các cơ sở quốc phòng Mỹ và tài trợ cho Việt Nam tham gia các hội thảo và hội nghị quốc tế mà hai bên cùng có lợi ích. Washington trước đó đã bày tỏ muốn hỗ trợ Việt Nam trong cam kết tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.
Cả Việt Nam và Mỹ đều nhận thấy lợi ích chiến lược trong việc duy trì mối quan hệ gần gũi. Chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ khẳng định niềm tin chung đó và tạo nền tảng cho việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thập niên tới đây.
Nguồn: VNN
Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.
Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm
Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.
Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn
Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.
VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội
Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.
Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt
Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.
Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN
Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.
Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không
Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.
Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD
Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD
Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn
Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.