Chia sẻ - đơn giản là thực hiện quyền tiếp cận thông tin

Ở các nước phát triển, khi quyền tiếp cận thông tin được thực thi nghiêm túc, người dân có khả năng tác động làm thay đổi hoặc cải thiện cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước.

Chương trình “60 phút mở” với tiêu đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” của VTV hồi tháng 5/2016 thực sự đã gây bão dư luận. Được coi là bị “đấu tố” khi tham gia chương trình, MC Phan Anh với thông điệp “Đừng im lặng” đã được công chúng coi như “người hùng” khi khởi xướng lại quyền tìm kiếm và tự do tiếp nhận thông tin.

Từ quyền tiếp cận thông tin…

Điều 25 Hiến pháp Việt Nam quy định rất chi tiết: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Trong đó, quyền tự do tiếp cận thông tin bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tự do tiếp nhận thông tin, dùng để chỉ quyền của công dân được tiếp cận các thông tin do Nhà nước, các cá nhân, cơ quan, tổ chức nắm giữ để thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của mình cũng như để thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận. Quyền tự do tiếp cận thông tin được hiểu theo hai hướng cả chủ động lẫn bị động. Đó là quyền của công dân tiếp cận các thông tin đã được công khai, đồng thời, cũng là quyền đưa ra các yêu cầu đối với những cá nhân, tổ chức nắm giữ thông tin cung cấp tin mình cần. Quyền tự do tiếp cận thông tin và các quyền con người khác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Người dân có thể sử dụng quyền tự do tiếp cận thông tin nhằm thúc đẩy Nhà nước có phản ứng và hành động một cách nhanh chóng hơn với các vấn đề tồn tại trong xã hội có ảnh hưởng đến các quyền của người dân. Thực tế, người dân rất quan tâm tới tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao của đất nước bởi mọi động thái ấy đều liên quan sát sườn tới đời sống dân sinh của họ, chẳng hạn như sự trì trệ của nền kinh tế, sự xuống cấp của hệ thống giáo dục, y tế, tình trạng tội phạm hay thiếu việc làm, vấn đề tham nhũng… Ở các nước phát triển, khi quyền tiếp cận thông tin được thực thi nghiêm túc, người dân có khả năng tác động làm thay đổi hoặc cải thiện cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước. Ví dụ, bất chấp Euro 2016 đang diễn ra, không “sợ” bị ảnh hưởng bởi hình ảnh quốc gia, các nghiệp đoàn lao động tại Pháp vẫn kêu gọi đình công để phản đối Bộ luật Lao động mới. Như vậy, có thể thấy quyền của người dân không chỉ dừng ở câu chuyện tiếp cận, người dân Pháp đã biến nó thành sức ép phản biện lên chính sách để cải thiện cuộc sống của chính họ.

Chia sẻ - đơn giản là thực hiện quyền tiếp cận thông tin - ảnh 1

Ở các nước phát triển, khi quyền tiếp cận thông tin được thực thi nghiêm túc, người dân có khả năng tác động làm thay đổi hoặc cải thiện cách thức làm việc của các cơ quan nhà nước.

Thực tế ở Việt Nam, rất nhiều chính sách trước khi được Quốc hội thông qua đều được lấy ý kiến của các bên liên quan và người dân. Nhưng vì rất nhiều lí do khách quan, một số Luật, Thông tư  khi bắt đầu có hiệu lực lại gặp phải phản đối dữ dội từ phía dư luận. Trong câu chuyện này, chúng ta phân tích ở 2 khía cạnh: một là quyền tiếp cận thông tin chính sách của người dân; hai là khả năng giám sát và phản biện các chính sách của các tổ chức dân sự, của người dân, đều đang có vấn đề. Đi sâu vào ví dụ của MC Phan Anh, hành động chia sẻ thông tin cá chết ở miền Trung trên Facebook cá nhân chỉ là hành động đơn thuần nằm trong quyền tiếp cận thông tin của người dân. 

Ở đây chúng ta lại đi sâu vào 2 tiêu chí: Thông tin chia sẻ có chính xác không và Chia sẻ để làm gì? Tiêu chí đầu tiên, Phan Anh chia sẻ video clip của VTC thực nghiệm cá chết với niềm tin, đây là tin tức do một Đài truyền hình lớn đưa ra – hẳn nó phải chính xác. Tuy nhiên, chính vì tính xác thực của clip này  vẫn còn đang gây tranh cãi khiến việc chia sẻ thông tin của Phan Anh bị coi là hồ đồ, thiếu trách nhiệm. Với tiêu chí thứ 2, chia sẻ để làm gì thì như chính Phan Anh nói: Chia sẻ vì cộng đồng, để cảnh báo và mong muốn người dân chung tay bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên, giống như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tiếp cận thông tin không phải là quyền tuyệt đối. Luật pháp Việt Nam cũng quy định rất rõ các quy định trong quyền tiếp cận thông tin, trong đó có những việc không được làm nếu nó tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Chính vì vậy, việc MC Phan Anh chia sẻ thông tin đơn thuần là quyền tiếp cận thông tin, và nếu thông tin chia sẻ có sai thì chính anh sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin ấy, thay vì sự phán xét của những người khác, bởi khi đón nhận bất cứ thông tin nào, cá nhân đều phải kiểm chứng và nên đứng trên bình diện tư duy cá nhân để chọn lọc: tin hay không?

…đến chia sẻ cũng cần có trách nhiệm

Quay lại Chương trình “60 phút mở” với tiêu đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” của VTV, có khá nhiều thông tin trái chiều đã đẩy các vấn đề trở nên phức tạp hơn. Phân tích dưới góc độ truyền thông, blogger Hiệu Minh cho rằng: “Trước những cơn bão dư luận, chúng ta rất dễ bị cuốn theo đám đông và đánh mất đi sự tỉnh táo của chính bản thân. Chúng ta dễ rơi vào bẫy thông tin, nếu người chia sẻ thông tin có ý đồ xấu nào đó. Nếu chúng ta nhấn nút chia sẻ (share) ở bất kì mẫu tin nào trên Facebook mà không thực sự hiểu rõ nguồn tin và độ xác thực của nó, vô tình bạn lại trở thành công cụ truyền tin sai sự thật ra cộng đồng”.

Chia sẻ - đơn giản là thực hiện quyền tiếp cận thông tin - ảnh 2

Sau chương trình “60 phút mở” các từ khóa: Đừng im lặng; Tôn trọng sự khác biệt; Chia sẻ có trách nhiệm đã trở thành “khuôn thước” cho mỗi người khi tham gia mạng xã hội.

Trong khi đó, giữa bối cảnh mạng xã hội phát triển – mỗi cá nhân đều trở thành một kênh phát tán thông tin. Do vậy, khi thông tin thật giả lẫn lộn càng khiến mỗi người phải có ý thức với thông tin mình phát tán, chia sẻ, nhất là với những người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng trong cộng đồng, vì thông tin họ chia sẻ tác động đến số đông. Cùng quan điểm, Thạc sỹ Lê Minh Tiến, Giảng viên Trường Đại học Mở TP.HCM cho rằng, khi người dùng tiếp cận một số thông tin trên mạng xã hội, có thể tin đó sai sự thật nhưng vì nó được tương tác quá nhiều, bạn sẽ dễ tin rằng đó là sự thật và tin tưởng hành động chia sẻ của mình là có ích. Nhưng thực tế, không phải vậy. Tuy nhiên, nếu nói người dùng mạng xã hội đang mưu cầu quyền lực qua những nút chia sẻ như một số ý kiến trước đó, e chừng đó cũng là cách “chụp mũ”.

Đứng dưới góc độ tâm lý học, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hà, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam cho rằng, động cơ cá nhân chính là điều thôi thúc họ chia sẻ trên mạng xã hội. Động cơ này có thể tốt, có thể xấu nhưng với động cơ nào thì việc người dùng mạng chia sẻ những thông tin họ quan tâm lên mạng xã hội với mong muốn cộng đồng thay đổi nhận thức, thể hiện quyền được lên tiếng… như trường hợp của MC Phan Anh là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, chia sẻ điều gì, chia sẻ với ai và trách nhiệm với những thông tin mình chia sẻ sẽ là thứ mà người dùng mạng xã hội phải học. “Giới trẻ hiện nay cứ thấy thông tin hấp dẫn là chia sẻ lên tường để được nhiều người thích (like), với họ như vậy là thành công, là thỏa mãn khi được mọi người chú ý. Điều này hoàn toàn khác với phương Tây, họ coi trọng giá trị cá nhân, không nói về những điều nhạy cảm (chính trị, tôn giáo, sắc tộc…) nên những cú “ngã” về việc chia sẻ thông tin không xảy ra như ở Việt Nam”, Thạc sỹ Lê Minh Tiến cho biết thêm.

Trở lại Clip chương trình “60 phút mở” phát trên sóng VTV1 vào tối 27/5 có tên gọi: “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”, sau gần một tháng nhìn lại, chúng ta dường như đã có câu trả lời cho mỗi người. Sau khi “đỉnh” bão dư luận qua đi, những người “bức xúc” nhất với câu hỏi tưởng chừng như “ngớ ngẩn”: “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì”? đã hiểu đúng bản chất hơn thông điệp của chương trình “Chia sẻ là vì cộng đồng nhưng cần học cách chia sẻ sao cho đúng”. Nói như Phan Anh chia sẻ tại chương trình này: Đừng im lặng, mỗi người đều có quyền lên tiếng về quan điểm cá nhân. Quan điểm ấy cần được cộng đồng tôn trọng, cần được tranh luận có văn hóa, văn minh. Chỉ có tranh luận mới tìm được chân lý, giúp được sự phát triển của xã hội.

Sau chương trình “60 phút mở” ,  các từ khóa: Đừng im lặng; Tôn trọng sự khác biệt; Chia sẻ có trách nhiệm, đã trở thành “khuôn thước” cho mỗi người khi tham gia mạng xã hội. Bởi Facebook không tốt, không xấu, nó đơn thuần là một sân chơi và người chơi cần tỉnh táo, có trách nhiệm với cộng đồng, cũng như trách nhiệm với chính mình. Có như vậy, mỗi người chúng ta đã thực hiện được quyền tìm kiếm và tự do tiếp nhận thông tin – một tiêu chí cơ bản để có được một xã hội dân chủ thực sự.

Nam Phương

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !