Chém lợn Ném Thượng: Giảm bạo lực nhưng vẫn thiếu tính nhân văn
Hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 Tết (âm lich), làng Ném Thượng (Tiên Du, Bắc Ninh) lại tổ chức hội làng với phong tục rước và chém lợn. |
Trước đề xuất bỏ tục chém lợn trong lễ hội để giảm bớt hình ảnh bạo lực được diễn ra công khai, đặc biết trước mắt nhiều em nhỏ,Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã có công văn gửi Ban tổ chức lễ hội làng Ném Thượng về quy trình tổ chức. |
Công văn nêu rõ, lễ hội Ném Thượng năm 2016 sẽ giữ nguyên như mọi năm để bảo tồn nghi thức truyền thống. Tuy nhiên, nghi thức chém lợn giữa sân đình sẽ được điều chỉnh, tổ chức ở khu vực riêng kín đáo. |
Bên cạnh đó, Ban tổ chức phải đảm bảo không để người dân nhúng tiền vào máu lợn gây hình ảnh phản cảm như những năm trước. |
Chính vì vậy, tại lễ hội làng Ném Thượng năm nay, Ban Tổ chức đã dựng một khu nhà bạt phía sau đình làng để thực hiện nghi thức chém lợn như mọi năm nhưng không để người dân chứng kiến. |
Khu vực tiến hành nghi thức chém lợn được quây rào kín để người dân không tiếp cận được. |
Đến 11h trưa, sau khi rước vòng quanh làng và kết thúc phần làm lễ, 2 "cụ ỉn" được đưa vào khu vực làm cỗ ngọc tế Thánh để thực hiện nghi thức. |
Lực lượng an ninh được bố trí nghiêm ngặt, xung quanh khu vực diễn ra nghi thức chém lợn. |
Sự thay đổi này khiến người dân không còn phải chứng kiến những hình ảnh bạo lực diễn ra trước đó, tuy nhiên, xét về góc độ nhân văn đối với động vật thì vẫn còn nhiều điều đáng nói. |
Trao đổi với PV, cán bộ Phúc Lợi - Tổ chức Động vật Châu Á chia sẻ: "Chúng tôi ghi nhận những thay đổi tích cực trong cách tổ chức lễ hội Ném Thượng năm nay khi thay vì chém công khai thì BTC đã chém trong khu vực kín, việc này giúp du khách và những người tham gia lễ hội bớt phải chứng kiến những cảnh máu me phản cảm. Chúng tôi mong muốn BTC lễ hội sẽ tiếp tục thay đổi để có những lễ hội văn minh hơn, nhân đạo hơn đối với động vật". |
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Infonet, hầu hết người dân làng Ném Thượng có mặt tại sân đình để theo dõi đều tỏ ra tiếc nuối khi không được chứng kiến phong tục có từ lâu đời của lễ hội. "Tôi sợ rằng sang năm sẽ không còn nhiều người đến dự lễ hội" - một người dân trước khi ra về cho biết. |