Chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nhân lực Việt Nam đủ trình độ cho Intel
Chất vấn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nhân lực Việt Nam đủ trình độ cho Intel
Sáng nay (24.11), Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phạm Vũ Luận là thành viên thứ ba của Chính phủ trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội.
Ông Phạm Vũ Luận sinh năm 1955, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Năm 1999 - 2004, ông là hiệu trưởng ĐH Thương mại. Tháng 6/2004, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GD & ĐT. Tháng 12/2009, ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực. Tháng 6/2010, ông Phạm Vũ Luận đắc cử Bộ trưởng GD&ĐT. |
Bộ trưởng Bộ GD & ĐT trả lời chất vấn trước Quốc hội |
ĐB Phan Văn Trường nêu tình trạng tỷ lệ tuyển sinh giảm, năm 2010 giảm 20%, 2011 giảm 40% chỉ tiêu tuyển sinh, trong khi đó năm 2007 thành lập 16 trường mới, 2011 chỉ 1 trường. Vậy đâu là nguyên nhân tình trạng, giải pháp của Bộ. Làm thế nào để ngành giáo dục xây dựng, đào tạo được những con người thiết tha với xây dựng đất nước
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải trình, hiện số lượng đi du học nước ngoài nhiều, trong khi các trường ĐH trong nước lại không tuyển đủ sinh viên: Việc thành lập các trường thì 2006 – 2011 (6 năm) thành lập 84 trường ĐH, trong đó thành lập mới 33 trường; nâng cấp từ CĐ lên ĐH 51. Trong đó, công lập là 59, 5 trường thuộc lĩnh vực quốc phòng an ninh, và 35 trường tư thục. Tổng số hiện nay: 202 trường ĐH, 218 trường CĐ.
Thời gian đầu từ 2006 - 2008: 3 năm thành lập 49 trường; 3 năm sau từ 2009-2011: 35 trường. Số lượng các trường thành lập năm sau có điều tiết giảm hơn. Điều kiện thành lập trường được nâng lên: nhà đầu tư phải năng lực về vốn, đất đai, cơ sở vật chất... đảm bảo chất lượng ban đầu cho người dạy, học.
Một số năm qua đã có tình trạng tuyển sinh không đủ chỉ tiêu do nguyên nhân: Thứ 1: Một số ngành học dù nhu cầu đào tạo nhân lực, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội là cần thiết nhưng do khó khăn đầu ra, nơi làm việc, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý nên ko tuyển được. như ngành: nông – lâm- ngư nghiệp; khoa học cơ bản trong đó có cả ngành sư phạm.
Thứ 2: Một số trường mới thành lập, do không thực hiện nghiêm túc đảm bảo chất lượng, thiếu giáo viên dẫn đến không tuyển được sinh viên, ví dụ: ĐH Hà Hoa Tiên (Hà Nam) chỉ tuyển được 10% chỉ tiêu tuyển sinh.
Thứ 3: Các trường ĐH trước đổi mới phân thành trường chuyên ngành rõ: kinh tế, y, nông nghiệp.... Hiện nay số lượng ngành mở theo tinh thần trao quyền chủ động tự chủ cho các trường nên có các nhóm ngành đào tạo giống nhau, khối kinh tế, tài chính ngân hàng hầu như trường ĐH cũng có. Dẫn tới sự phân tán số lượng sinh viên đăng ký theo học.
Thứ 4: Bộ có chủ trương 3 công khai (chất lượng, số lượng GV, cơ sở vật chất...) SV, phụ huynh tìm hiểu rõ trường; lựa chọn ngày càng thực chất của thị trường lao động đã tác động vào ý thức của sinh viên nên có xu hướng sinh viên lựa chọn trường tốt vào học, từ chối trường không đảm bảo chất lượng.
Vừa qua 1 số trường ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu kiến nghị Bộ được hạ điểm chuẩn, nhưng Bộ vẫn phải giữ nguyên điểm sàn không hạ để đảm bảo chất lượng đầu vào – đầu ra sau tốt nghiệp.
Bộ trưởng Luận khẳng định, trong hội nhập và phát triển kinh tế xã hội, việc nhiều SV đi học nước ngoài phải thấy đó là dấu hiệu của thành quả đổi mới. Ngược lại lưu học sinh nước ngoài tới học tại Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng cũng có chiều hướng tăng nhanh.
Về chất lượng đào tạo so với yêu cầu CNH, HĐH thì chất lượng còn thấp, Đảng, Chính phủ ra chỉ thị phải đổi mới toàn diện công tác giáo dục, đào tạo.
Theo Bộ trưởng Luận, giáo dục, đào tạo ở Việt Nam đã có bước phát triển khá, cách đây 1- 2 năm có thông tin cho rằng Tập đoàn tại Intel Việt Nam đã không tuyển được nhân sự nào do trình độ không đạt. Nhưng đến nay thì Intel đã có đính chính rõ là: Hiện đại bộ phận nhân lực tại Intel được đào tạo tại các trường ĐH ở Việt Nam có chất lượng đảm bảo. Intel đã đính chính lại thông tin "không tuyển được ai" là do lúc đó họ làm điều tra cơ bản chứ không phải để tuyển dụng. Intel cũng bổ sung rằng: muốn vào làm tại Intel là phải đào tạo lại – khẳng định đây là việc vẫn làm thường xuyên, và tất cả các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều có công tác đào tạo lại.
Tổ chức diễn đàn kinh tế thế giới về cạnh tranh xếp hạng giáo dục Việt Nam năm 2008: xếp 120/141 quốc gia. Trong 15 nhân tố gây lên hoạt động khó khăn của DN tại VN năm 2008 yếu kém do giáo dục là nguyên nhân thứ 3/15, nhưng đến năm 2011: nguyên nhân từ giáo dục đã giảm từ vị trí số 3 lên số 6.
ĐB Y Nup nêu vấn đề, hiện nay dân trí vùng dân tộc thấp, thiếu trường, thiếu lớp, giáo viên nhưng chính sách thu hút bất hợp lý. Giải pháp khắc phục ra sao, tại sao tình trạng trên kéo dài? Thời gian khắc phục trong bao lâu. ĐB Trần Minh Diệu nhận định về kết quả chất lượng tốt nghiệp THPT năm 2007 là 66,7%, nhưng năm 2011 đã lên tới: 92,5% nhiều trường 100%. vậy chất lượng thực chất chất lượng về kỳ thi tốt nghiệp có vấn đề không? Chất lượng môn thi lịch sử ĐH, CĐ quá thấp, do nguyên nhân gì. Nhiều ý kiến cho rằng: đề thi và đáp án môn lịch sử có vấn đề?
Bộ trưởng Luận cho rằng: Bản thân Bộ cũng đặt câu hỏi. Thủ tướng cũng chỉ đạo: phải thanh kiểm tra nếu có bất thường thì xử lý nghiêm. Bộ đã yêu cầu các địa phương có kết quả tốt nghiệp tự đánh giá báo cáo, thành lập các đoàn kiểm tra phúc tra lại kết quả thi. Thời điểm này, theo tổng hợp từ báo cáo các địa phương kết quả thi tốt nghiệp 2011 cơ bản phù hợp với kết quả bài thi trong điều kiện trường thi, hoạt động của thầy, trường, trò tốt hơn các năm trước. Trong môn thi lịch sử: Bộ đã chỉ đạo hội đồng tuyển sinh, làm việc với cơ quan chuyên môn liên quan, kết luận: Ngành cũng chỉ đạo thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập, giảm bớt học thuộc lòng. Giảm dần thi sử là thi sự kiện, cố gắng nâng cao ý thức học môn lịch sử cho học sinh.
Kết quả thi tốt nghiệp đạt 100% hầu hết là tại các trường tốt, chuẩn, chuyên... nên số liệu này là bình thường. Năm vừa rồi Bộ kiểm tra đánh giá trọng điểm một số trường tỷ lệ tăng đột biến. Chất lượng này có tăng lên là kết quả của việc đã đầu tư nhiều: đội ngũ GV, tăng chuẩn GV, kiên cố hóa trường học, giải quyết học sinh yếu kém bằng nhiều biện pháp. Chúng tôi đã có phong trào 3 đủ: đủ ăn – mặc – sách vở; vận động 2 không...làm cho chất lượng học sinh lên cao. Khái quát về chất lượng: chất lượng HS yếu kém, vùng trũng đã có chuyển biến tích cực còn HS vùng cao, hiện chưa chuyển biến nhiều.
ĐB Nguyễn Thành Tâm hỏi: Chất lượng ĐH – tăng cường kiểm tra, hậu kiểm ta đối với việc thành lập trường, tuyển sinh, đánh giá chất lượng. Bộ thực hiện kiểm tra được bao nhiêu % đối tượng kiểm tra. Có sai phạm của cơ quan quản lý Nhà nước, xử lý thế nào? Biện pháp của Bộ giải quyết bất cập ra sao?
Bộ trưởng Luận trả lời: Tôi không có trong tay con số thống kê kiểm tra bao nhiêu trường, nhưng đã dừng tuyển sinh 2 trường ĐH năm 2010. Bộ ra Quyết định đóng ngành tuyển sinh đối với 101 chuyên ngành không đảm bảo chất lượng. Đang kiểm tra 5 trường có kết luận và kiểm tra tiếp tại 20 trường. Tinh thần chung là bản thân Bộ tiến hành tăng trường thanh tra kiểm tra, thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ về phân cấp quản lý Nhà nước về Giáo dục đào tạo, phối hợp thanh kiểm tra nội dung cụ thể, góp phần chấn chỉnh nâng cao chất lượng đào tạo ĐH. Đến thời điểm này chưa phát hiện sai phạm cơ quan quản lý TƯ và địa phương nên chưa xử lý
Đại biểu chất vấn tiếp, về việc một số trường không đảm bảo chất lượng không tuyển sinh đủ chi tiêu, đã không đủ chất lượng vì sao vẫn được phép tuyển sinh đào tạo. Bộ công bố không cho hạ điểm sàn nhưng vì sao trong thực hiện vẫn cho hạ điểm đối với 1 số đối tượng, điều này đúng sai thế nào?
Bộ trưởng Luận giải trình: Khi cấp mở mã ngành có thanh tra Bộ và các ngành khác tham gia nhưng có lý do trường hợp khi đoàn thanh tra xuống thì được đưa đến một cơ sở không phải phải là cơ sở đào tạo. Chúng tôi thấy thiếu sót trong việc thanh kiểm tra chưa đạt hiệu quả đối với một số trường. Bộ xin rút kinh nghiệm.
Về việc hạ điểm chuẩn, Bộ đang tiến hành thanh tra kết quả tuyển sinh, vào thời điểm hiện nay tại những trường kiểm tra chưa thấy có trường nào hạ xuống dưới điểm sàn. Nếu phát hiện sẽ xử lý ngay. Điểm sàn 13 với học sinh miền xuôi là bình thương, nhưng với học sinh người dân tộc, vùng sâu xa sẽ được hạ 1 điểm. Học sinh hội tụ tất cả các quy định thì cộng gộp đủ các điều kiện 8 điểm cũng được tuyển sinh. Không có chuyện Bộ bật đèn xanh cho hạ điểm tuyển sinh, trong kiểm tra nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý.
Trả lời các chất vấn khác của ĐBQH, Bộ trưởng Luận cho biết: Hiện không chỉ ngành khoa học xã hội mà cả một số ngành khác như nông lâm ngư, kiến trúc xây dựng chỉ có 1,8% hồ sơ đăng ký thi tuyển. Đây là thực trạng mất cân đối giữ nhu cầu đăng ký học và cơ cấu lao động, nhu cầu nhân lực của xã hội. Thủ tướng CP đã chỉ đạo các bộ, ngành địa phương xây dựng qui hoạch chi tiết theo lộ trình công bố rộng rãi theo cơ cấu và nhu cầu dự báo theo nguồn nhân lực để HS cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng khi dự thi. Đồng thời Tăng cường giáo dục truyền thông để có định hướng nghề nghiệp, phân luồng giáo dục cơ sở để học sinh có ý thức lựa chọn ngành nghề từ phổ thông. Cũng phải bổ sung sửa đổi một số chính sách với một số ngành đặc thù không thu hút được sinh viên.
ĐB Trần Quốc Tuấn nêu: Tình trạng dạy học thêm hiện nay tràn lan, không đúng ý nghĩa mà giống như chương trình thông báo quảng cáo, người tiếp nhận thông báo phải trả tiền. Giáo viên dạy thêm chỉ đóng vai trò thông báo: ngày mai học gì chứ không nêu lên được vì sao phải học...Giải pháp nào cho vấn đề này? Khi nào chấm dứt được?
Bộ trưởng Luận: Dạy thêm học thêm tràn lan là vấn đề nhức nhối QH đã nêu không chỉ lần này, ngành cũng đã chỉ đạo mà không dứt điểm được. Nguyên nhân có liên quan tới ngành giáo dục: chương trình giảng dạy học tập nặng, chương trình thiết kế học 2 buổi, nhiều trường chưa thực hiện được nên đặt gánh nặng lên học sinh. Đội ngũ giáo viên cũng có một bộ phận, tuy không lớn, bị ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường, đời sống khó khăn, lương bổng thấp, nên cần có thêm việc làm, tăng thu nhập.
Qua khảo sát có 1 số nguyên nhân bên n goài: phụ huynh đều muốn con em mình đi học thêm
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị BT Luận đi vào giải pháp hạn chế dạy thêm, học thêm đúng nghĩa.
BT Luận giải thích thêm: Từ những kinh nghiệm đã có, sẽ tăng cường ý thức trách nhiệm của thầy cô, tăng cường thanh kiểm tra giáo dục. Ngành cũng cần sự phối hợp chia sẻ giúp đỡ giám sát của phụ huynh HS, các hộ đoàn thể phối hợp với ngành giáo dục..
ĐB Trương Thị Ánh đưa thông tin, hiện điều lệ trường mầm non thu nhận các cháu từ 3 tháng – 72 tháng tuổi. Nhưng trường công lập chỉ nhận 12 tháng tuổi trở lên. Giải pháp cho việc này ra sao?
Bộ trưởng Luận lý giải, trong Luật GD, điều lệ luật mầm non, cơ sở pháp lý đầy đủ nhưng khó khăn do cơ sở vật chất, vốn, tại các thành phố lớn còn là vấn đề quĩ đất đai thiếu nên chưa giải quyết đủ trường mầm non, kể cả lớp 4 tuổi, 5 tuổi chưa phủ kín. Ở Hà Nội: Một số quận huuyện mới tách còn thiếu trường mầm non công lập. Khó khăn nhiều nhất dồn về các bậc học nhỏ tuổi 3 tháng – 1 năm (do yêu cầu cơ sở vật chất, thầy cô cao hơn...). Chính phủ đã xác định nhiệm vụ phổ cập giải quyết phủ kín đối với mầm non 5 tuổi, nhất là ở các địa phương, KCN khó khăn. Bộ trưởng Luận cho biết, bản thân cũng đã thấy nhiều gia đình công nhân trẻ 2 có hai vợ chồng, ông bà nội, ngoại và cháu ở trong diện tích 4,m2...
Giải pháp cho trình trạng trên, việc phổ cập trường mầm non 5 tuổi nếu bố trí được vốn cũng cần vài năm. Trường dưới 5 tuổi thì phải dựa vào ngân sách địa phương. Trước hết tập trung vào các KCN....
Về tình trạng, GV mầm non công lập hiện nay vừa phải đứng lớp dạy, vừa phải làm công việc công nhân như vệ sinh cho các cháu vì chức danh bảo mẫu không có trong danh sách chức danh nhà nước. Bộ trưởng Luận công nhận, chức danh bảo mẫu, đúng là hiện nay phải làm nhiều công việc khác nhau. Quy định hiện nay có nhiều chức danh về hành chính, nhưng chưa có biên chế cô giáo bảo mẫu. Bộ xin tiếp thu để thảo luận với Bộ Nội vụ để xem xét tính toán chức danh này trong nhà trường.
Là người tiền nhiệm của Bộ trưởng Luận, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng đã tham gia trả lời chất vấn. Phó thủ tướng cho rằng việc cải cách giáo dục là một nhu cầu bức thiết mà nhiều nước trên thế giới và khu vực đang triển khai. Các vấn đề mà Phó thủ tướng nhấn mạnh là tăng cường học thực hành, ngoại ngữ ở bậc học phổ thông.
Về giáo dục đại học, Phó thủ tướng cho biết đang kiểm soát chất lượng bằng chuẩn đầu ra của sinh viên và yêu cầu các trường công khai. Hiện đã có 60 % các trường công bố được chuẩn này.
Chuẩn đầu vào cũng đã được ngành giáo dục đưa ra cho cả bậc học phổ thông và đại học. Các chuẩn này quy định về cơ sở vật chất, giáo viên. Tuy nhiên việc hợp chuẩn được bậc phổ thông tuân thủ nghiêm chỉnh hơn, còn nhiều cơ sở giáo dục đại học lại chưa đáp ứng được chuẩn này.
Về quản lý nhà nước về giáo dục, Phó thủ tướng cho rằng các bộ ngành khó có thể kiểm soát được hết tình hình thực tế nên chính quyền địa phương phải cùng góp sức vào việc này. Về phía ngành giáo dục, thời gian qua, ngành giáo dục đã có những lớp bồi dưỡng cho các hiệu trưởng, đầu tàu của cơ sở giáo dục và đang chờ giải pháp này phát huy kết quả.
Về giáo dục mầm non, Phó thủ tướng cho biết các em dưới 5 tuổi về cơ bản vẫn được học tập nhưng cũng mong đại biểu thông cảm với điều kiện kinh tế của đất nước hiện nay.
Về giáo dục chuyên nghiệp, Phó thủ tướng cho biết, trong năm 2011, trong 100 em học thi tốt nghiệp thì gần 55 em được tiếp nhận vào cao đẳng, đại học. Đó là một thành tựu của ngành giáo dục. Việc đào tạo chuyên nghiệp cũng đã được huy động xã hội hóa, là hình thức kinh doanh không lợi nhuận.
Một điểm mà Phó thủ tướng nhấn mạnh là các địa phương, doanh nghiệp phải tăng cường hơn nữa việc “đặt hàng” ngành giáo dục để góp phần đào tạo ra sinh viên sát với yêu cầu thực tế. Phó thủ tướng khẳng định, qua nhiều năm, hiện nay, tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" không còn nữa. Hiện nay, công nhân là nhiều nhất, sau đó mới đến những người có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học.
V.Khánh - H.Thu thực hiện