Cha mẹ anti vắc xin, con “gánh đủ”

Nhiều trường hợp trẻ bị các bệnh truyền nhiễm mà nguyên nhân khiến trẻ phải “gánh chịu” những nỗi đau về bệnh tật ấy chính là việc trẻ không được tiêm vắc xin phòng bệnh đẩy đủ.

Bé bị sỏi cấp cứu tại bệnh viện.

Bỏ tiêm bé mắc bệnh 

Nhiều năm công tác tại Khoa Truyền Nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, TS Nguyễn Văn Lâm trưởng khoa Truyền nhiễm đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện với biến chứng nặng do các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh sởi.

Theo đó, thống kê của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng có cả những trường hợp trẻ mắc bệnh do cha mẹ “kiên quyết” không cho con tiêm vắc xin.

TS Lâm không thể quên được hình ảnh của một bé trai 20 tháng tuổi vào viện Nhi trung ương trong tình trạng sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng, phim chụp X-quang có hình ảnh nốt mờ rải rác hai phổi. Cháu bé được chẩn đoán viêm phổi-suy hô hấp một trong những biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ nhỏ mắc sởi. Rất mau mắn sau gần 3 tuần được các bác sĩ tích cực điều trị, cháu bé đã qua cơn nguy kịch. Điều đáng nói là dù đã gần 2 tuổi, nhưng bé chưa được gia đình cho tiêm phòng.

 Chưa đến mức độ nặng như của  gia đình, nhưng cha mẹ của D.A 17 tháng tuổi ở Hà Nam cũng một phen “hoảng hồn” vì anti vắc xin. Theo đó, vào ngày 4/03 với biểu hiện bỗng nhiên trẻ sốt cao kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Trước đó, theo lời của bố mẹ cháu ban đầu cháu chỉ sốt nhẹ nhưng hôm sau thì nhiệt độ cơ thể  tăng cao kèm theo biểu hiện li bì. Các nốt ban từ mặt đã lan xuống ngực, cánh tay và 2 bàn chân của cháu.  

Đến ngày 7/03, cháu A. được cha mẹ đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, sau khi thăm khám, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi. Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ phát hiện đây là trường hợp bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi được hỏi nguyên nhân, bà cháu D.A chia sẻ: “Bố mẹ cháu đọc nhiều bài báo trên mạng xã hội , lo sợ phản ứng sau khi tiêm nên nhất định không cho cháu tiêm phòng. Khuyên thế nào cũng không được”.

Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Bệnh dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư và dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay, phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm đủ liều  vắc-xin phòng sởi mũi đầu khi trẻ được 9 tháng, mũi 2 khi trẻ được 18 tháng. 

“Tuy nhiên, gần đây, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin tự phát khuyến khích cha mẹ không tiêm vắc-xin phòng bệnh cho con. Điều này khiến nhiều phụ huynh lo lắng, không dám cho con đi tiêm phòng. Và hệ quả là nhiều bé không được bảo vệ khỏi những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, trong đó có sởi, đồng thời dịch bệnh có cơ hội hoành hành trong cộng đồng”, Tiến sĩ Lâm lo ngại.

Tiến sĩ Lâm cũng cho biết, bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, chu kỳ từ 2-5 năm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 4 tuổi dễ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, tiêu chảy… có thể gây nên tử vong. Trẻ mắc bệnh có thời gian ủ bệnh từ 7-21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng như sau:

+ Sốt cao > 39°C.

+ Viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng…

+ Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

+ Ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân thì hết sốt và ban bắt đầu bay.

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.

Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.

Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.

Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.

Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.

Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng).

Cách chế biến thức ăn: mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.

Bác sĩ Lâm khuyến cáo cha mẹ lưu ý không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Đặc biệt, cần tiêm phòng cho trẻ đúng và đủ liều. Tiêm vắc xin là biện pháp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Khánh Chi

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !