Cao Bằng nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo
Đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng đã giảm còn 26,07%, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo chung của cả nước.
Ông Lương Văn Thằn (Hà Quảng, Cao Bằng) thoát nghèo nhờ chăn nuôi gia súc, gia cầm. |
Ông Lương Văn Thằn, xóm Đôn Chương, thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng, Cao Bằng) là tấm gương tiêu biểu phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.
Sau khi lập gia đình, ông Thằn có ít ruộng, vườn để phát triển kinh tế nên đời sống rất khó khăn. Năm 2015, từ nguồn vốn tích góp nhiều năm, vợ chồng ông mua 4 con lợn nái về nuôi. Ngoài bán lợn giống, mỗi năm gia đình ông xuất chuồng 50 con lợn thịt.Năm 2017, khi lợn hơi xuống giá, gia đình ông chuyển sang nuôi trâu, bò vỗ béo. Mỗi lứa vỗ béo 3 - 5 con, sau 2 - 3 tháng bán được lãi 3 - 4 triệu đồng/con.
Theo người đàn ông người dân tộc, trước sự hỗ trợ của địa phương về các chương trình tập huấn kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt cho người dân, ông đã tận dụng diện tích ruộng vườn của gia đình, ông đã trồng thêm ngô, rau, chuối các loại để làm thức ăn cho gia súc.
“So với nuôi lợn, vỗ béo gia súc ổn định hơn về giá cả nên tôi yên tâm hơn khi bỏ vốn đầu tư”, ông Thằn nói.
Ngoài ra, ông còn trồng thêm thuốc lá, mượn thêm đất của anh em, họ hàng để tăng diện tích. Mỗi năm gia đình ông trồng hơn 7.000 m2, thu nhập hơn 60 triệu đồng. Những lúc nông nhàn, ông Thằn còn đi làm thợ xây cho các công trình tại địa phương để có thêm thu nhập. Từ vỗ béo gia súc, trồng thuốc lá, đến năm 2018 gia đình ông đã thoát nghèo, xây dựng nhà khang trang.
Đánh giá về hộ kinh tế điển hình nhà ông Thằn, Chủ tịch thị trấn Xuân Hoà Lã Hoài Bắc cho biết, từ một gia đình hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông Thằn với ý chí không ngại khó, ngại khổ, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Ông Thằn xứng đáng là tấm gương nỗ lực vượt khó cho nhiều người dân ở địa phương học tập, làm theo. Đây cũng là trường hợp điển hình của việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 của tỉnh Cao Bằng đã tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng.
Theo đó, đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cao Bằng đã giảm còn 26,07%, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo chung của cả nước.
Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh Cao Bằng đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, địa phương trong tỉnh tích cực triển khai đầy đủ các nhiệm vụ của Nghị quyết, trong đó đã tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành 01 Nghị quyết về tăng cường chỉ đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, trình HĐND tỉnh ban hành 03 Nghị quyết về Chương trình mục tiêu giảm nghèo, UBND tỉnh ban hành 28 quyết định và 13 kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình.
Sau 6 năm thực hiện Nghị quyết, Cao Bằng đã đạt được một số kết quả tích cực. Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo được 22,2%, bình quân 4,44%/năm với 24.729 hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo các huyện đến cuối năm 2015 còn 26,46%, giảm bình quân 6,96%/năm. Giai đoạn 2016-2019, toàn tỉnh có 18.938 hộ thoát nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 42,53% đầu năm 2016 xuống còn 26,07% cuối năm 2019, giảm 16,58%, bình quân 4,15%/năm; tỷ lệ hộ nghèo các huyện đến cuối năm 2019 còn 36,77%, giảm bình quân 5,25%/năm. So với giai đoạn 2011-2015, kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016-2019 bền vững hơn, tỷ lệ hộ phát sinh nghèo giảm 0,62%, tỷ lệ hộ tái nghèo giảm 0,07%.
Theo báo cáo của Cao Bằng, nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước giai đoạn 2016-2019 tăng thêm 159,006 tỷ đồng. Tỉnh Cao Bằng đã ưu tiên bố trí cho các huyện nghèo để thực hiện các dự án theo đề xuất của cộng đồng, như: Các dự án về điện sinh hoạt, nước sạch, thuỷ lợi, giao thông… góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn, miền núi, đặc biệt là các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn.
Tạo điều kiện hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia thực hiện các dự án, hưởng các chính sách hỗ trợ… đã từng bước giúp người dân, đặc biệt là hộ nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Cao Bằng cũng tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từ 1.495,2 tỷ đồng năm 2016, đến tháng 01/2020 lên 1.742,7 tỷ đồng; điều chỉnh đối tượng, mức vay tối đa từ 50 triệu đồng/hộ năm 2016 lên 100 triệu đồng/hộ năm 2020, lãi suất cho vay ổn định 6,6%/năm đối với hộ nghèo và 7,92%/năm đối với hộ cận nghèo, thời hạn cho vay tối đa 10 năm tuỳ vào mục đích sử dụng vốn vay, chu kỳ sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách của Nhà nước.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng được 1.273 lượt công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn với kinh phí 1.577,93 tỷ đồng; thực hiện 167 mô hình giảm nghèo; 922 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá kinh kế. Tổng số hộ được hỗ trợ là 140.434 lượt hộ, đào tạo nghề cho 488 người thuộc hộ nghèo và 613 người thuộc hộ cận nghèo.
Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, Cao Bằng đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm, như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cao Bằng cũng tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, tập trung vào 3 nhóm chính sách: hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các cùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn, huy động vốn để triển khai thực hiện Chương trình, tăng cường huy động vốn từ các nguồn hợp pháp khác.
H. Anh
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.