Campuchia không đưa tranh chấp Biển Đông vào họp thượng đỉnh ASEAN

Campuchia Chủ tịch luân phiên ASEAN quyết định vấn đề tranh chấp Biển Đông sẽ không nằm trong nghị trình của cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Phnôm Pênh vào đầu tháng 4 tới.

Campuchia không đưa tranh chấp Biển Đông vào họp thượng đỉnh ASEAN

>Mạng Trung Quốc đề cao tên lửa phòng thủ bờ biển Việt Nam

> Các nhà sư ra Trường Sa là việc bình thường

> Các nhà sư Trường Sa: Nguyện là người kế tiếp bảo vệ Tổ quốc

> Điều khẩn cấp trực thăng cứu ngư dân gặp nạn ở Trường Sa

> Hải quân Việt Nam nhận tàu khách lớn nhất 'Trường Sa - HQ 571'

Các báo Campuchia ngày 23/3 trích thông báo của Nghị sĩ Cheam Yeap thuộc Đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) nhấn mạnh là một “quốc gia trung lập”, dựa trên lập trường phát huy hòa bình, phát triển kinh tế khu vực, Campuchia sẽ không đặt vấn đề Biển Đông vào nghị trình làm việc tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Phát biểu của Cheam Yeap được đưa ra tại hội nghị bàn về các biện pháp ngăn ngừa xung đột trong tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước thành viên ASEAN được tổ chức tại Phnôm Pênh, kỷ niệm 10 năm ngày ký Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc với ASEAN hồi năm 2002.

Campuchia không đưa tranh chấp Biển Đông vào nghị trình thượng đỉnh ASEAN

Đảo Nam Yết trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên biển Đông. Ảnh: Việt Khánh

Nhà nghiên cứu Võ Xuân Vinh thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á của Việt Nam cho rằng Campuchia không nên tự gọi mình là nhà quan sát trung lập trong tranh chấp Biển Đông và rằng vấn đề quan trọng này nên được đưa vào nghị trình thảo luận của thượng đỉnh ASEAN vào tháng Tư tới.

Trung Quốc bắt hai tàu đánh cá Việt Nam

Trung Quốc lại bắt 2 tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa. Đó là 2 tàu của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt cá tại đảo Phú Lâm, trong khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Hai tàu bị bắt mang số hiệu QNg 66074 TS với 11 lao động trên đó và tàu QNg 66101 TS với 10 lao động.

Bà Phạm Thị Hương thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo Lý Sơn cho biết là các ngư dân đã bị bắt ngày 3/3 và bị giam giữ từ lúc đó đến nay để chờ gia đình nộp “tiền chuộc”. Theo bà, “thuyền trưởng chiếc tàu đã liên lạc với gia đình và cho biết phía Trung Quốc đang đòi 70.000 nhân dân tệ (tương đương 11.000 USD) nếu muốn được thả ra”. Chính quyền địa phương đã khuyên gia đình không nên trả tiền và để chính quyền trung ương can thiệp với phía Trung Quốc.

Đây là sự kiện mới nhất trong nhiều vụ Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam, chủ yếu là ngư dân Quảng Ngãi trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hành động bắt tàu đòi tiền chuộc nằm trong một loạt những động thái trắng trợn mới của Trung Quốc nhằm khẳng định thêm chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Cuối tháng 2 vừa qua, Trung Quốc cũng bị Việt Nam lên án là dùng vũ lực ngăn không cho 11 ngư dân Việt Nam vào Hoàng Sa để tránh gió mạnh.

Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việc Trung Quốc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của phía Trung Quốc yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay và vô điều kiện các ngư dân và tàu cá nói trên, chấm dứt việc bắt giữ, cản trở ngư dân Việt Nam tại các vùng biển của Việt Nam”.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại Sứ quán Trung Quốc trao công hàm nêu rõ lập trường của Việt Nam và đang tiếp tục đấu tranh để giải quyết vụ việc, bảo đảm lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam.

Trung Quốc “phản đối” các nhà sư ra Trường Sa tu hành

Thời báo Hoàn Cầu ngày 21/3 đã có bài xã luận về các nhà sư ra tu hành trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là “âm mưu mới của Việt Nam”, cho rằng động thái đó là nhằm “thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại Trường Sa” (!).

Campuchia không đưa tranh chấp Biển Đông vào nghị trình thượng đỉnh ASEAN

Hoạt động của các tăng ni phật tử tại chùa Song Tử Tây trên đảo cùng tên thuộc quần đảo Trường Sa (Ảnh Vnexpress)

Tờ báo dựng lên câu chuyện rằng, ba đảo này là một phần thuộc chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc nhưng lại bị Miền Nam Việt Nam xâm chiếm từ năm 1973 và đến nay vẫn “chưa được trả về Trung Quốc” kể từ sau khi Việt Nam thống nhất đất nước. Chính quyền thống nhất của Việt Nam sau đó đã xâm chiếm thêm 6 đảo khác tại khu vực này. Trong giai đoạn 1978 - 1998, Việt Nam đã chiếm thêm 23 đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.

Việc cử các nhà sư đến ba đảo nơi có các chùa được xây thực tế là một phần trong kế hoạch của Việt Nam nhằm tuyên bố chủ quyền vĩnh viễn đối với đảo Trường Sa.

Với sự thiếu hiểu biết về lịch sử, tờ báo Hoàn Cầu này viết rằng, năm 1933, thời điểm thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam, Lào và Campuchia, đã dùng vũ lực đuổi ngư dân Trung Quốc khỏi Trường Sa và tuyên bố các đảo này thuộc chủ quyền của họ. Sau đó Trường Sa và Hoàng Sa lại bị Nhật chiếm đóng năm 1939 sau khi họ đánh bại thực dân Pháp. Sau chiến tranh thế giới thứ II, là bên thắng trận, Cộng hòa Trung Hoa đã nhận được hai đảo này từ phía Nhật Bản năm 1946 theo tinh thần của Tuyên bố Cairo ký năm 1943 và Tuyên bố Potsdam ký năm 1945. Tuy nhiên, hiệp ước hòa bình với Nhật ký năm 1951 tại San Francisco đã làm tình hình xấu hơn bởi hiệp ước này không nói cụ thể bên nào sẽ tiếp quản các đảo này sau khi Nhật Bản từ bỏ chủ quyền tại các đảo này. Việc loại bỏ có chủ ý sự hiện diện của Trung Quốc bởi hầu hết các nước lúc đó vẫn chưa công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã vi phạm luật và công ước Quốc tế liên quan tới vấn đề này.

Người viết bài trên Thời báo Hoàn cầu thiết tưởng nên đọc kỹ bản Thông cáo Cairo ký năm 1943 và Hiệp ước Hòa bình Đài Loan ký với Nhật Bản năm 1951, sẽ thấy người đứng đầu chính quyền Trung Quốc năm 1943 là Tưởng Giới Thạch có mặt tại Hội nghị Cairo năm 1943 và giới chức ngoại giao Đài Loan soạn thảo Hòa ước Đài - Nhật 1951 đã không nêu bất kỳ một yêu sách nào đối với Hoàng Sa, Trường Sa, trong khi phía chính quyền Pháp và sau này là Nam Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền không chối cãi của Việt Nam và đã cử quân đội ra đồn trú tại các đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

Philippines sẽ tiếp nhận tàu chiến và quân đội Mỹ đến Philippines

Tổng thống Philippines Benigno Aquino mới đây tuyên bố nước ông sẵn sàng tiếp nhận thêm các đơn vị quân đội Mỹ đến Philippines. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines nêu rõ, Mỹ phải xác định rõ ngày đi và ngày đến của quân nhân Mỹ, vì họ không thể đóng thường trực ở đây. Cũng như các chiến hạm Mỹ chỉ có thể ghé các hải cảng Philippines để thăm hoặc được tiếp tế, chứ không thể đậu thường trực ở đây, do Hiến pháp Philippines cấm điều đó.

Campuchia không đưa tranh chấp Biển Đông vào nghị trình thượng đỉnh ASEAN

Philippines đang đặt hàng mua các chiến đấu cơ F-16 để tăng khả năng phòng thủ biển đảo

Đổi lại, Manila cũng đang vận động Washington để giúp họ nâng cấp khả năng quốc phòng. Philippines cũng đang thương lượng để đặt mua của Mỹ một số máy bay phản lực chiến đấu F-16, máy bay vận tải, hệ thống radar và tàu tuần duyên.

Theo Tổ Quốc

Theo Tổ Quốc

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !