Cảm phục cậu học sinh khiếm thị, mồ côi cha mà vẫn học giỏi
Đang học lớp 3 chẳng may em bị tai nạn cướp đi đôi mắt, đến lớp 5 bố qua đời vì mắc bệnh ung thư, nhiều năm qua với nỗ lực vươn lên trong học tập, Triệu Hà Duy trở thành tấm gương nghèo vượt khó, đáng nể phục cho bạn bè noi theo.
Mắt mù, hiếu học, giỏi việc nhà
Men theo con đường nhỏ mấp mô lởm chởm những cục đá dưới cái nắng chang chang , chúng tôi tìm đến gia đình em Triệu Hà Duy ở xóm người Tày Nà Cúm thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng).
Bước vào căn nhà gỗvách đất thủng lỗ chỗ, nắng xiên mờ ảo hắt vào buồng loang lổ, Duy ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, được che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa. Em khe khẽ rút bớt củi lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt.
Hôm nay, một mình em ở nhà,mẹ đi làm đồng chưa về. Nhà có hai anh em, là con cả, mọi công việc em đều phải đỡ đần.Duy phải thay mẹ trông em, sờ vào môi vào miệng để bón cháo, đút bột cho em không rơi vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang gặt để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo… tất tật em đều làm thành thạo.
Đi làm đồng về, chị Nông Thị Hương rót nước mời khách, chị ngoái lại nhìn con đang ngồi học bài, mắt chị rơm rớm nước mắt giãi bày: “Sinh ra cháu là một đứa trẻ lành lặn nhưng đến năm học lớp 3 bị tai nạn nổ kíp mìn, cướp đi đôi mắt của cháu. Năm học lớp 5, bố cháu đột ngột mắc bệnh ung thư qua đời, vất vả khó khăn một mình tôi phải gánh vác việc nhà, lắm lúc tôi muốn cho cháu nghỉ học nhưng nghĩlại không đành”.
Nhàchị Hương còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Gia cảnh nhà chị chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.
Ngày bố mất, trong ngôi nhà huếch hoác trống, mịt mờ khói nhang, Duy gục đầu xuống quan tài nức nở khóc, cạnh đó đứa em nhỏ 2 tuổi vẫn loăng quăng chạy quanh, hồn nhiên cười đùa.
Buổi chiều, khi việc tang lễ còn đang bấn, thấy Duy nhăm nhăm tìm cái dùi viết chữ nổi Brai để chuẩn bị đi học như mọi ngày, mẹ em mới bảo: “Con ơi, bố mất rồi, xong việc tang con hẵng đi học”. Duy chợt tỉnh rồi òa khóc. Trong trí óc non nớt của em chưa thể phân biệt được mọi thứ rành mạch giữa việc cha mất và việc nghỉ học ở nhà.
Nghị lực chiến thắng bóng tối
Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, cho biết: “Nhà nghèo đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Duy luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, từ lớp 1 đến lớp 5 em đều là học sinh giỏi, được nhà trường bồi dưỡng”.
Cô giáo Hảo tự hào: “Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học. Cô khẽ đặt bàn tay mát lạnh như nước suối xuống cái đầu đang hâm hấp sốt của Duy, dịu dàng hỏi: “Em ốm à? Mẹ đã cho uống thuốc gì chưa? Tí cô mua thuốc cho nhé!”.
Cô giáo Hảo nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô phải tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người mù. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai…
Những giờ học văn, học sử không quá khó nhưng nan giải nhất là những tiết học hình. Đối với học sinh sáng mắt lắm lúc hình học còn là một cực hình chứ chưa nói đến học sinh khiếm thị như Duy. Cô phải lấy gỗ, lấy tăm xếp lại rồi gắn bằng keo cho học sinh sờ để hình dung thế nào là tam giác, tứ giác, hình vuông, hình tròn. Cắt xốp cho học sinh sờ theo mép để tưởng tượng ra các hình trong không gian…
Nông Văn Luận, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Đôi bạn gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Duy làm văn rất hay, bài toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.
Bài tập làm văn tả về một người thân, Duy viết về cô giáo Hảo với những dòng chữ tri ân như thế này: “Nhiều lúc em cảm giác cô như là mẹ hiền của em. Cô đã cho em nhiều không đếm được kiến thức, dạy cho em lẽ sống ở đời. Cô cho em quần áo để mặc. Cô cho em đi cắt tóc. Gần đây nhất cô đã đưa em lên trên tỉnh tham dự liên hoan học sinh nghèo vượt khó, cô còn đưa em đi nhà bạn em chơi. Cô đưa đi rồi đưa về đến tận nhà”.
Chia tay em khi trời đã ngả về chiều, Duy lại nhóm bếp chuẩn bị nấu bữa cơm tối, khói bếp bay lên nhen vào trong gió, em cất cao bài hát “Đất nước mến thương”. Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản giữa buổi chiều khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: “Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người…”
Theo Quách Minh Phượng/Gia đình Việt Nam
Men theo con đường nhỏ mấp mô lởm chởm những cục đá dưới cái nắng chang chang , chúng tôi tìm đến gia đình em Triệu Hà Duy ở xóm người Tày Nà Cúm thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng).
Bước vào căn nhà gỗvách đất thủng lỗ chỗ, nắng xiên mờ ảo hắt vào buồng loang lổ, Duy ngồi bên bậc thềm, tựa người vào cái cửa sổ trơ trọi mỗi cái khung, được che tạm bợ bằng tấm nylon tránh gió lùa. Em khe khẽ rút bớt củi lắng tai nghe nồi cơm sôi lục bục. Mọi động tác thành thạo như một người sáng mắt.
Tuy bị khiếm thị nhưng Duy luôn có nghị lực vươn lên và ý thức tự học |
Hôm nay, một mình em ở nhà,mẹ đi làm đồng chưa về. Nhà có hai anh em, là con cả, mọi công việc em đều phải đỡ đần.Duy phải thay mẹ trông em, sờ vào môi vào miệng để bón cháo, đút bột cho em không rơi vãi ra một thìa. Những lúc em ngằn ngặt khóc vì khát sữa, Duy cõng em ra tận đám ruộng nơi mẹ đang gặt để bú rồi lại cõng về. Nấu cơm, quét nhà, rửa bát, giặt quần áo… tất tật em đều làm thành thạo.
Đi làm đồng về, chị Nông Thị Hương rót nước mời khách, chị ngoái lại nhìn con đang ngồi học bài, mắt chị rơm rớm nước mắt giãi bày: “Sinh ra cháu là một đứa trẻ lành lặn nhưng đến năm học lớp 3 bị tai nạn nổ kíp mìn, cướp đi đôi mắt của cháu. Năm học lớp 5, bố cháu đột ngột mắc bệnh ung thư qua đời, vất vả khó khăn một mình tôi phải gánh vác việc nhà, lắm lúc tôi muốn cho cháu nghỉ học nhưng nghĩlại không đành”.
Nhàchị Hương còn bốn nhân khẩu, mẹ góa, hai con thơ và bà mẹ chồng thường xuyên đau yếu. Gia cảnh nhà chị chẳng có gì ngoài 3 sào ruộng, 3 con lợn đang chăm và một chiếc xe máy cũ.
Ngày bố mất, trong ngôi nhà huếch hoác trống, mịt mờ khói nhang, Duy gục đầu xuống quan tài nức nở khóc, cạnh đó đứa em nhỏ 2 tuổi vẫn loăng quăng chạy quanh, hồn nhiên cười đùa.
Buổi chiều, khi việc tang lễ còn đang bấn, thấy Duy nhăm nhăm tìm cái dùi viết chữ nổi Brai để chuẩn bị đi học như mọi ngày, mẹ em mới bảo: “Con ơi, bố mất rồi, xong việc tang con hẵng đi học”. Duy chợt tỉnh rồi òa khóc. Trong trí óc non nớt của em chưa thể phân biệt được mọi thứ rành mạch giữa việc cha mất và việc nghỉ học ở nhà.
Nghị lực chiến thắng bóng tối
Cô Hoàng Thị Hồng Hảo, giáo viên của Duy từ hồi lớp 2 đến lớp 5 ở trường Tiểu học Đông Khê, cho biết: “Nhà nghèo đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Duy luôn nỗ lực vươn lên trong học tập, từ lớp 1 đến lớp 5 em đều là học sinh giỏi, được nhà trường bồi dưỡng”.
Cô giáo Hảo tự hào: “Ham học nên những lần ốm, Duy không chịu báo nghỉ mà vẫn đều đặn đến lớp. Cô giáo rất tinh, nhìn vào rỉ mắt của em đùn ra nhiều, vẻ uể oải lúc ngồi bàn là biết em gượng học. Cô khẽ đặt bàn tay mát lạnh như nước suối xuống cái đầu đang hâm hấp sốt của Duy, dịu dàng hỏi: “Em ốm à? Mẹ đã cho uống thuốc gì chưa? Tí cô mua thuốc cho nhé!”.
Cô giáo Hảo nhớ lại lúc mình xung phong dạy em mà vẫn hoang mang không hình dung nổi việc truyền đạt kiến thức cho học sinh khuyết tật phải như thế nào. Đi tập huấn ở tỉnh, cô phải tự bịt mắt mình bằng tấm vải đen để trải nghiệm cảm giác của một người mù. Cô lọc cọc tập cách đi lại bằng gậy dò đường, mò mẫm lên xuống từng bậc cầu thang, rờ rẫm học nhận biết từng mặt chữ nổi Brai…
Những giờ học văn, học sử không quá khó nhưng nan giải nhất là những tiết học hình. Đối với học sinh sáng mắt lắm lúc hình học còn là một cực hình chứ chưa nói đến học sinh khiếm thị như Duy. Cô phải lấy gỗ, lấy tăm xếp lại rồi gắn bằng keo cho học sinh sờ để hình dung thế nào là tam giác, tứ giác, hình vuông, hình tròn. Cắt xốp cho học sinh sờ theo mép để tưởng tượng ra các hình trong không gian…
Nông Văn Luận, bạn ngày ngày dắt Duy đi học, đọc đề trên lớp để cho Duy, nghe Duy giảng giải cho những bài toán khó. Đôi bạn gắn với nhau như hình với bóng, kể cả lúc đi vệ sinh. Duy làm văn rất hay, bài toán nào hóc búa cả lớp ngồi cắn bút là chỉ có mình Duy giải được.
Bài tập làm văn tả về một người thân, Duy viết về cô giáo Hảo với những dòng chữ tri ân như thế này: “Nhiều lúc em cảm giác cô như là mẹ hiền của em. Cô đã cho em nhiều không đếm được kiến thức, dạy cho em lẽ sống ở đời. Cô cho em quần áo để mặc. Cô cho em đi cắt tóc. Gần đây nhất cô đã đưa em lên trên tỉnh tham dự liên hoan học sinh nghèo vượt khó, cô còn đưa em đi nhà bạn em chơi. Cô đưa đi rồi đưa về đến tận nhà”.
Chia tay em khi trời đã ngả về chiều, Duy lại nhóm bếp chuẩn bị nấu bữa cơm tối, khói bếp bay lên nhen vào trong gió, em cất cao bài hát “Đất nước mến thương”. Những lời ca trong sáng, những thanh âm da diết cất lên từ thanh quản giữa buổi chiều khiến người nghe chợt nghèn nghẹn: “Cha mẹ cho em một hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức. Và theo tháng năm em lớn lên. Ai cũng mong sau em thành người. Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời. Em chỉ thành người khi em sống với quê hương. Dạt dào tình yêu, một đất nước mến thương. Đất nước mến thương cho em thành người…”
Theo Quách Minh Phượng/Gia đình Việt Nam
Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm
Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.
Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích
Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.
Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi
Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.
Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược
Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.
Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau
Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.
Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024
Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.
Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật
Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.
Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt
Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.
Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân
Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.