Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Tết năm nay, nhiều người tiêu dùng đang có xu hướng quay lại với những món ăn dân dã mà tưởng chừng sẽ không ai dùng trong những ngày Tết, đó là các loại cá khô.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Trong khi đó, các loại đặc sản truyền thống dùng để nhâm nhi những ngày Tết như: lạp xưởng, tôm khô, khô bò, khô vịt… giờ đã không còn ưa thích bằng.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Nhiều loại cá khô đang bán rất chạy

Tại chợ đầu mối Nông sản thực phẩm Bình Điền (Q.8), chợ Bình Tây (Q.6), các loại khô được “tập kết” khá phong phú với đủ các loại cá nước ngọt, cá nước mặn. Giá bán không hề rẻ, trung bình khoảng từ 130.000 - 400.000 đồng/kg tùy theo loại.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Phân vân không biết chọn loại khô nào vì chúng đều hấp dẫn

Để tiếp khách, các loại khô cá nước ngọt được ưu tiên chọn mua như khô cá lóc, khô cá tra phồng, khô chạch, khô cá lù đù, khô sặc, khô cá bổi, khô cá lăng, khô cá mặn, khô cá…

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Khô chạch nướng hoặc chiên, chấm nước mắm me thì khỏi phải chê

Cá khô được chế biến từ cá tươi nên trông rất ngon. Chúng được trưng bày khá bắt mắt: treo trên cao, để dưới rổ theo từng chủng loại.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Khô cá lăn - một đặc sản của vùng Châu Đốc, An Giang

Chị Nguyễn Thị Lý, bán hàng ở chợ Bình Tây cho biết, nhiều người khi nhắc đến cá khô khô chỉ nghĩ chúng dùng để nướng hoặc chiên. Thật ra khô được chế biến thành nhiều món ăn như: gỏi xoài khô cá lóc, cá mặn chưng thịt, khô cá lóc chua ngọt, khô cá tra phồng chiên…

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Khô sặc rất được bà con Việt kiều ưa chuộng xem là đặc sản quê hương biếu cho bạn bè, bà con khi trở ra nước ngoài sinh sống, làm việc

Cá khô thường mặn vì trong quá trình phơi sấy, người sản xuất phải tẩm ướp thêm một lượng muối vừa đủ để cá giữ được lâu ngày. Đồng thời chế biến cũng nhanh, gọn. Bên cạnh đó còn có các loại khô được chế biến sẵn như cá chỉ tẩm, cá bò da, mực tẩm...

Để có miếng khô chiên phồng, giòn thơm và béo, người ta chiên bằng nước. Cho chút nước vào chảo, đun sôi, cho miếng khô vào. Khi nước cạn, trở qua trở lại vài lần là miếng khô nở phồng lên, vàng ươm, thơm, giòn và béo khi ăn.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Lựa chọn những sản phẩm mới

Khi mua cá khô, điều đầu tiên nên quan tâm là màu sắc bên ngoài. Màu sắc của cá phải vàng trong và sờ tay vào không thấy dính ướt. Nếu cá khô đục, có lỗ chỗ những đốm màu nâu, hay nhỉ nước là cá đã để lâu ngày.

Một cách khác để chọn cá khô ngon là hãy cầm con cá trên tay, ngửi thấy mùi tanh nhẹ chứ không nồng sặc, mắt cá trắng là được.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

Khô cá mặn chưng chung với thịt heo, ăn cặp với rau sống hay luộc thì "tuyệt cú mèo"

Ngoài ra, còn có “tung lò mò” - lạp xưởng bò của người Chăm, được làm từ thịt bò vụn sau khi loại bỏ hết gân và mỡ giắt được xắt miếng, băm hoặc xay nhỏ rồi khử mùi bò bằng rượu và gừng. Sau đó trộn đều hỗn hợp thịt với hạt tiêu, tỏi, bột ngọt, đường cùng một vài loại gia vị bí truyền, đặc biệt nhất thiết phải có cơm nguội. Đây chính là bí quyết để “tung lò mò” trở thành món ngon độc đáo hơn lạp xưởng bò bình thường nhờ cơm nguội lên men có vị chua lạ miệng.

Các món ăn dân dã thịnh hành trong Tết con rồng

"Tung lò mò" được phơi qua một nắng trước khi dùng

Cũng giống như lạp xưởng, thưởng thức “tung lò mò” tuyệt nhất là nướng hoặc chiên, nhưng phải còn nóng mới không có mùi tanh của mỡ bò. “Tung lò mò” nướng nên chín tới đâu, ăn tới đó.

trần nhã

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !