Bộ trưởng Nông nghiệp: Bão số 4 rất đặc biệt và phức tạp

Cơn bão số 4 được đánh giá phức tạp cả về hướng đi, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng. Bão sẽ gây mưa lớn, trọng điểm ở Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.

Chiều 15/8, tại cuộc họp ứng phó với cơn bão số 4, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường đánh giá, cơn bão số 4 là cơn bão đặc biệt, hình thành hơn chục ngày nay, rất phức tạp.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo tại cuộc họp ứng phó với cơn bão số 4.

Hiện tại bão di chuyển theo hướng Tây, sáng thứ 6 sẽ tiếp cận bờ biển đất liền Việt Nam, phạm vi ảnh hưởng suốt từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh.

"Bão phức tạp về hướng đi, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng. Đến nay chúng ta vẫn chưa khoanh vùng diện hẹp nơi cơn bão có khả năng đổ bộ, trong lúc đó hai ngày nữa bão đã đổ bộ. Với tính chất cơn bão như thế này nếu chúng ta không quyết tâm hậu quả sẽ nặng nề”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đặc biệt ở vùng này có hoạt động kinh tế vô cùng sôi động, dự án kinh tế lớn.

“Hoàn lưu cơn bão gây mưa trên diện rộng, vùng này lại vừa bị tổn thương bởi 2 trận mưa lịch sử vì thế chúng ta không chỉ quan tâm cơn bão mạnh cấp mấy mà còn nhiều vấn đề hệ luỵ, cộng hưởng”, Bộ trưởng nói.

Tại cuộc họp, thông tin cơn bão số 4, ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, chiều nay, tâm bão số 4 ngang với Quảng Ninh- Hải Phòng, cách bờ khoảng 420km, gió mạnh cấp 9, giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam.

Vùng tâm bão số 4 là ven biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An.

Khoảng 10 giờ ngày 17/8 (Thứ Sáu) tâm bão sẽ đổ bộ vào đất liền từ Hải Phòng đến Nghệ An, gió cấp 8; sau đó di chuyển sang khu vực thượng Lào và tan dần.

TS Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho hay, hiện nay bão đang cách Móng Cái (Quảng Ninh) trên 360km. Sức gió cấp 9, giật cấp 11, bão đã tăng nửa cấp và di chuyển nhanh hơn.

Sau khi vào Vịnh Bắc Bộ bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam ảnh hưởng tới các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. 

Trong 48 giờ tới, tức sáng Thứ Sáu (17/8) tâm bão sẽ đi vào đất liền. Bão sẽ duy trì trên cấp 8 khi vào Vịnh Bắc Bộ, vùng tâm bão là ven biển các tỉnh Hải Phòng đến Nghệ An.

Chiều tối mai (16/8) vùng biển Quảng Ninh sẽ bắt đầu có gió mạnh.

Ông Cường cho biết, quan ngại nhất là lượng mưa lớn và hoàn lưu bão rộng. Mưa cấp tập sẽ từ đêm mai (16/8) đến hết ngày thứ 7. Mưa trọng điểm ở Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An.... lượng mưa 250-350mm/đợt. 

Chính vì mưa lớn nên cảnh báo ngập úng các vùng trũng, thấp tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trọng điểm mưa sau khi bão số 4 đi sang Lào đó là các tỉnh thành Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định.  Đặc biệt ở Chương Mỹ (Hà Nội), nguy cơ sẽ tái ngập sâu, tuy nhiên mức độ không như đợt ngập vừa qua. 

Từ ngày 16-17/8 đỉnh lũ trên sông Đà (báo động 1-2); sông Thao, sông Hoàng Long, sông Bùi, sông Bưởi có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3.

Theo đánh giá, bão gây ảnh hưởng đến các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An. Đây là khu vực có nhiều tàu thuyền ven biển hoạt động, các khu kinh tế du lịch hoạt động mạnh; hệ thống đê điều, hồ đập đã trải qua gần 02 tháng mưa lũ; nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất lũ quét ở nhiều khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay có 5.347 phương tiện/29.320 người đang hoạt động trên biển và 30.967 phương tiện/108.454 người neo đậu tại bến (các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình). Tất cả 07 tỉnh ven biễn đến nay vẫn chưa có lệnh cấm biển. 

Yêu cầu địa phương cấm biển

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai yêu cầu tăng cường thông tin, kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền khai thác hải sản, tàu vận tải, tàu du lịch, lồng bè,.. về nơi trú tránh bảo đảm an toàn.

Chủ động thực hiện cấm biển, đặc biệt đối với hoạt động du lịch trên biển và trên các đảo.

Đảm bảo an toàn cầu cảng (Quảng Ninh, Hải Phòng), hầm lò, khu vực khai thác khoảng sản, hồ chứa bùn thải; sẵn sàng máy bơm để chống ngập úng khu đoạn đường tại Đèo Bụt ở Quảng Ninh;

Khẩn trương kiểm tra, rà soát các phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản (chủ động cấm một số phương tiện di chuyển khi bão đổ bộ trên các cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh); cầu Tân Vũ (Hải Phòng); đảm bảo an toàn khu công nghiệp như ô tô VINFAST (Hải Phòng).

Đối với khu vực trên đất liền tổ chức chằng chống nhà cửa, biển quảng cáo, chặt tỉa cành cây và sơ tán dân tại những khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ, khu vực ngập sâu ven sông, ven biển.

Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp, yêu cầu chủ động tiêu nước đệm, đồng thời sẵn sàng vận hành các trạm bơm để tiêu thoát khi mưa lớn.

Với khu vực miền núi, triển khai ngay các lực lượng xung kích tại các thôn, bản kiểm tra, rà soát, hướng dẫn di dời dân cư hiện đang sống trong khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn....

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị, đối với tuyến biển dứt khoát yêu cầu các tỉnh trọng điểm cấm biển. Tuỳ tình hình, tỉnh nào đang gần cơn bão nhất cấm biển trước; đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền, nhất là các tàu du lịch.

Đối với vùng đất liền có rất nhiều công trình lớn đang thi công, công trình nhà dân vì vậy Ban chỉ huy các tỉnh cần kiểm tra và thông báo về tình hình cơn bão để đảm bảo an toàn các công trình này.

Bên cạnh đó, đề phòng sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Những nơi nguy cơ phải sơ tán dân cưỡng bức.

Đối các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, yêu cầu phân công người vận hành túc trực tại các điểm xung yếu.

Tất cả các điểm xung yếu đê điều cần được rà soát lại và tăng cường kiểm tra.

 
 
Diệu Thuỳ

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !