Bình Dương: Kiểm soát tình hình dịch bệnh chặt chẽ ngăn chặn dịch cúm gia cầm

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm, ngành nông nghiệp và các địa phương của Bình Dương đang tích cực triển khai hàng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là tiêm vắc-xin phòng dịch cho gia cầm.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, ngành nông nghiệp, các địa phương của Bình Dương đang tích cực triển khai hàng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là tiêm vắc-xin phòng dịch cho gia cầm.

Trong tháng 2 vừa qua, tại tỉnh Bình Dương đã xảy ra một ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 1 hộ chăn nuôi gia cầm ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, với quy mô 3.700 con gà, vịt. 

Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Dầu Tiếng đã triển khai kế hoạch tăng cường tiêm phòng gia cầm, tổ chức vệ sinh, tiêu độc khử trùng; đồng thời chủ động lập dự trù kinh phí để bảo đảm ứng phó dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Cùng với đó, trạm tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn huyện, đặc biệt là các điểm nhỏ lẻ, kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, môi trường.

{keywords}
Tiêm vắc xin phòng dịch cho đàn gia cầm (ảnh minh họa)

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm, ngành nông nghiệp, các địa phương của Bình Dương đang tích cực triển khai hàng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là tiêm vắc xin phòng dịch cho gia cầm.

Theo đó, ngành thú y đã tiến hành tiêm đợt 2 từ tháng 9/2020. Sau mỗi đợt tiêm, Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh sẽ chủ động rà soát để tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm phát sinh mới hoặc chưa được tiêm trong đợt tiêm phòng chính hoặc hết thời gian còn miễn dịch.

Theo Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản, trong thời gian qua công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra vào tỉnh đã được kiểm soát chặt chẽ. Trong thời gian tới, ngành tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người dân ý thức được dịch bệnh, bảo đảm ngăn chặn, giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh; đồng thời, khuyến cáo các trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn sinh học, sản phẩm chăn nuôi bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, để công tác phòng, chống dịch bệnh được bảo đảm, ngành thú y khuyến cáo người chăn nuôi, giết mổ gia cầm cần thực hiện nghiêm túc các bước về vệ sinh, tiêu độc khử trùng cũng như triển khai tiêm phòng theo quy định. Riêng người dân không nên sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc, gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch; sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh và các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành công điện khẩn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát, phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.
Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các sở, ngành triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo đúng quy định Luật Thú y và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với địa phương có ổ dịch cúm gia cầm nhưng chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực tổ chức kiểm soát, không để dịch tái phát, lây lan diện rộng. Rà soát, tổ chức tiêm vắc-xin cúm gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu trên 80% tổng đàn có nguy cơ và thuộc đối tượng tiêm phòng; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng. Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức tháng tổng vệ sinh... Chủ động tổ chức triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với vi rút cúm gia cầm, chủng A/H5N1 và A/H5N6.
Chỉ đạo các lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả địa phương tổ chức ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt đối với những trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào.
Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước có tổng cộng 67 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành; số ổ dịch tăng gấp 2 lần, số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần. Hiện cả nước có 10 ổ dịch phát sinh tại 9 tỉnh, thành có ổ dịch cúm gia cầm nhưng chưa qua 21 ngày.

 PV

Quảng Ninh: Gần 1000 con gà nhiễm virus cúm gia cầm H5N6

Ngày 18/12, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã công bố ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại một hộ gia đình ở thôn 7, xã Sông Khoai và thực hiện tiêu hủy gần 1000 con gà bị nhiễm virus cúm gia cầm.

Nghệ An: Năm 2020 xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An, năm 2020, tỉnh Nghệ An xảy ra 11 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai, số gia cầm buộc phải tiêu hủy 12.633 con.

Cảnh báo nguy cơ cao dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát cuối năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có chỉ thị gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp cuối năm.

Khánh Hòa tổng vệ sinh, tiêu độc môi trường chăn nuôi phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, sau đợt mưa lũ, các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó có dịch bệnh cúm gia cầm.

Nghệ An: Dịch cúm gia cầm tái phát, xã Diễn Trung tiêu hủy hơn 6 tấn gà

Gần 5000 con gà của 2 trại gà ở xã Diễn Trung (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tiếp tục được phát hiện nhiễm dịch cúm gia cầm A/H5N6 buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy tổng số hơn 6 tấn gà.

Long An kiên quyết không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng

Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm trên địa bàn, tỉnh Long An quyết tâm không để dịch cúm gia cầm lây lan diện rộng.

Gà chết vứt ở ven biển Nghệ An dương tính với dịch cúm gia cầm H5N6

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết, hàng chục bao gà chết vứt dọc bờ biển huyện Diễn Châu là gà nhiễm dịch cúm gia cầm H5N6.

Nghệ An: Hàng chục bao tải gà chết vứt la liệt trên bờ biển

Một lượng lớn gà chết được đựng trong hàng chục bao tải vứt rải rác dọc tuyến bờ ven biển ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) được người dân địa phương phát hiện.

Long An: Phát hiện thêm một ổ dịch cúm A H5N6 ở Cần Đước

Phát hiện gà chết bất thường, gia đình ông Đặng Phú Thạnh, ngụ ấp 3, xã Long Cang (Cần Đước, Long An) đã báo với chính quyền. Sau khi xét nghiệm với kết quả, đàn già đã nhiễm cúm A H5N6.

Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đối với gà ở Yên Thế

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Niu-cát-xơn trên gà tại huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng.

Đang cập nhật dữ liệu !