Bị nữ hướng dẫn viên lên mạng 'bóc phốt', BQL di tích Huế thừa nhận 'có thiếu sót'

Một cuộc tranh cãi trên cộng đồng mạng những ngày qua về giá vé tham quan Đại nội Huế đã làm nóng các diễn đàn về du lịch, đặc biệt là những người yêu Huế. Ban quản lý (BQL) di tích giải thích, thừa nhận ''có thiếu sót''.

Hướng dẫn viên du lịch “bóc phốt” Huế

Tranh cãi này bắt nguồn từ ngày ngày 14/3, Facebooker Trân Ơi (Nguyễn Thị Ngọc Trân) viết trên trang Review Huế. Theo chị Ngọc Trân, một vé thăm quan Đại nội trị giá 20.000 đồng sẽ bao gồm thêm 1 thẻ giấy để du khách được tham quan Bảo tàng cổ vật cung đình Huế.

Tuy nhiên, ai muốn vào thăm bảo tàng, khi mua vé phải nói trước với người bán vé thì mới được phát vé tham quan bảo tàng. Chị Ngọc Trân cho rằng “chưa bao giờ” thấy nhân viên tư vấn cho khách hoặc chủ động đưa kèm vé tham quan bảo tàng cho khách, mặc dù 200.000 đồng giá vé đã bao gồm trọn gói 2 địa điểm.

“Nếu bạn chỉ đi Bảo tàng mà không muốn đi Đại nội đều phải mua vé đến tận 200.000 đồng, vì vé bán không tách riêng. Ủa, làm kinh tế gì kỳ quá vậy! Ép người ta quá vậy!” – chị Trân viết review.

Được biết, chị Ngọc Trân là một hướng dẫn viên (HDV) du lịch người Huế, thường xuyên dẫn khách du lịch tham quan địa điểm nổi tiếng này. Chị còn “bóc phốt” Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế không cung cấp cho du khách bản đồ, khiến du khách dễ đi lạc trong Đại nội. Trong khi đó, Điện Thái Hòa là điểm tham quan quan trọng nhất nhưng không được vào. Theo chị Trân, tiền bỏ ra mua vé không xứng đáng với những gì được nhận lại.

Mình có lẽ là đứa HDV đầu tiên, số hiếm, nói ra những sự thật này, nhưng mà vì lợi ích khách hàng và danh tiếng về lâu về dài của du lịch, mình bắt buộc phải nói”, nữ HDV lý giải việc lên tiếng ''bóc phốt'' đơn vị quản lý di tích.

{keywords}
Bài chia sẻ của nữ HDV du lịch trên trang Review Huế.

Ngay sau khi bài review trên được đăng tải, đã có hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ.

“Bán bia kèm lạc, nhưng lại giấu lạc đi, ai hỏi mới mang ra. Trẻ em 13-18 tuổi mà tính giá như người lớn. Quy mô các lăng tương tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám, giá trị lịch sử không bằng Văn Miếu nhưng giá vé gấp 5 lần. Văn Miếu còn miễn phí cho trẻ dưới 15 tuổi và giảm 50% cho học sinh sinh viên”.

“Giả sử nếu tự đi không có HDV thì thế nào ạ? Em thấy bạn ấy nói rất đúng, cái nào bất cập thì cần sửa đổi. Đại nội như một mê cung, giá vé cao 200 nghìn đồng thì chẳng có lý do gì không in thêm một cái bản đồ hướng dẫn kèm theo. Và vé thì nên tách cái nào ra cái đó, chứ như vậy khác gì lừa gạt tiền của người không biết”.

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến phản bác lại quan điểm của nữ HDV Ngọc Trân. “Tôi 27 năm ở Huế đây còn đi lạc trong đấy. Nhưng tôi lại rất thích, vì tính tò mò tự khám phá riêng cho mình. Còn đã làm HDV du lịch thì phải tự tìm hiểu để hướng dẫn khách sao cho có cái nét riêng của mình chứ cứ giống người khác thì chán phèo”, một facebooker tên Long bình luận.

Theo chị Phạm Thị Diệu Huyền – Giám đốc Công ty Mộc Truly Huế, người từng có ''thâm niên'' hơn 3 năm ngồi bán nước mía ở cổng ra Đại nội, khách Việt thường đi Đại nội rất nhanh, thời gian họ lưu lại trong Đại nội rất ngắn. Thậm chí  nếu đi theo đoàn thì dù có khát nước cũng không kịp dừng lại mua ly nước mía. Với khách đi riêng lẻ cũng đi từ cổng vào rồi ra đến cổng ra cửa Hiển Nhơn. Thời gian đi hết Đại nội cũng rất ít, và họ thường kêu “nắng, mỏi chân, không thấy có gì”. Trong khi đó, khách nước ngoài thường tham quan Đại nội trên 3 tiếng hoặc mất nguyên một ngày. Thậm chí, có những du khách ngoại quốc dành ra 2-3 ngày chỉ để ngắm nghía từng chi tiết trong Đại nội.

“Đây là mình thống kê thói quen khách tham quan dựa trên thực tế hơn 1.000 ngày ngồi lắng nghe và khảo sát. Mình thấy Đại nội vẫn có thay đổi và thay đổi từng ngày. Có thể do dịch nên còn chưa đồng bộ và thống nhất. Nhưng vẫn tự hào lắm, đến Huế nên đi Đại nội”, chị Huyền chia sẻ.

{keywords}
Du khách tham quan Đại nội Huế trong ngày đầu tiên du lịch mở cửa trở lại, 15/3/2022.

BQL di tích nói gì?

Trước phản ánh của nữ HDV Ngọc Trân, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chính thức lên tiếng giải thích. Theo Trung tâm này, trước đây, điểm tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế hầu như không có khách đến tham quan, lượng khách đến rải rác và chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các điểm tham quan khác, mặc dù đây là điểm di tích quan trọng, là một trong những bảo tàng lâu đời nhất ở Việt Nam, nơi lưu giữ và trưng bày đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về cuộc sống của Vương triều Nguyễn.

Để nhiều người biết đến bảo tàng hơn, Trung tâm đã xây dựng phương án gộp điểm tham quan Đại nội chung với điểm Bảo tàng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có văn bản thống nhất chủ trương cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tạm dừng phát hành vé lượt tham quan Đại nội để tập trung phát hành vé gộp tuyến Đại nội - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, áp dụng từ ngày 16/4/2013; và đến lần điều chỉnh phí tham quan vào năm 2014, giá vé Hoàng Cung Huế chính thức được quy định trong Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Du khách khi mua vé tham quan Đại nội sẽ được phát phiếu tham quan (miễn phí) để tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (có phát bổ sung tại cổng ra cửa Hiển Nhơn). Tuy nhiên, do thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ của một số khâu, một số du khách chưa/không nhận được phiếu.

Việc áp dụng vé gộp Hoàng cung Huế (Đại nội – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) đã được thực hiện từ năm 2013 đến nay. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc phát hành vé gộp mà không phát hành riêng lẻ vé từng điểm bộc lộ một số hạn chế, bất cập trong việc lựa chọn điểm đến của du khách tham quan. Về vấn đề này Trung tâm đang xây dựng phương án điều chỉnh, đề ra giải pháp khắc phục phù hợp trình các cấp xem xét, phê duyệt.

Cũng theo Trung tâm, khu vực Đại nội là điểm tham quan rộng lớn với nhiều điểm di tích. Vì vậy, trong năm 2020, Trung tâm đã đầu tư hệ thống biển chỉ dẫn phục vụ du khách. Từ cuối năm 2021 đến nay, Trung tâm đang triển khai xây dựng App chỉ đường để phục vụ du khách. Du khách khi tham quan khu vực Đại nội chỉ tải App về trên điện thoại thông minh (miễn phí) sẽ có được các thông tin cần thiết như thông tin về điểm tham quan, điểm dịch vụ, nhà vệ sinh, các chương trình nghệ thuật, gợi ý tuyến tham quan, lối ra…. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đang cho triển khai làm sơ đồ khu vực Đại nội có gắn số đường đi để tạo thuận lợi cho du khách khi tham quan.

Hiền Anh 

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Các ‘thánh địa’ du lịch tại Việt Nam có gì đáng trải nghiệm về đêm?

Hoàng hôn buông mở ra những trải nghiệm bất tận cho du khách về đêm. Tổ hợp vui chơi sôi động Da Nang Downtown đến chợ đêm Vui Fest náo nhiệt, các show diễn tại Thị trấn Hoàng Hôn - Phú Quốc… tạo nên một bức tranh du lịch đêm sống động, đầy cảm xúc.

Top trải nghiệm hấp dẫn chưa từng có khi du xuân ở Sun World Ha Long

Đến Sun World Ha Long dịp đầu xuân, du khách không chỉ được hưởng chính sách giá vé hấp dẫn mà còn được tận hưởng nhiều trải nghiệm “chill” hết nấc tại khu “3 Đồi” mới.

Những di sản văn hoá ‘độc lạ’ chỉ có ở núi Bà Đen dịp đầu Xuân

Múa trống Chhay dăm, nhạc ngũ âm hay ẩm thực chay - đó là các di sản văn hoá mang đặc trưng tại Tây Ninh mà bạn không nên bỏ lỡ khi đến với núi Bà Đen mùa Xuân này.

Cát Bà - ‘thiên đường’ chờ được đánh thức

Được ví như bản giao hưởng của núi rừng hùng vĩ và biển đảo bao la, Cát Bà sở hữu 7 hệ sinh thái đa dạng với cảnh quan ngoạn mục, khí hậu trong lành, cùng vô số trải nghiệm hấp dẫn.

Bỏ túi lịch trình du Xuân Sun World Ha Long

Check-in Suối Hoa tại Đồi Bầu trời (Sky Hill), “chill” tại Đồi Mặt trời (Sun Hill) hay chạm đến an nhiên tại Đồi Cửa biển (Ocean Hill) là những trải nghiệm “mới tinh” mà bạn không nên bỏ qua khi khám phá Sun World Ha Long phiên bản 2025.

Đang cập nhật dữ liệu !