Báo Ba Lan: Lẽ ra chúng ta có thể học được nhiều hơn nữa từ người Việt
LTS: Mới đây, tờ onet.pl - một tỏng những tờ báo có uy tín của Ba Lan đã có bài viết khá thú vị về cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm ăn ở Ba Lan. Tác giả bài báo có tiêu đề "Họ ăn, mặc và làm đẹp" là ông Piotr Gadiznowski - Chính trị gia, nhà văn, nhà báo đã điểm lại quá trình hình thành của cộng động người Việt ở đây và đánh giá cao những đóng góp của người Việt vào sự đổi thay của xã hội Ba Lan, đặc biệt là từ thập niên 1990 trở lại đây.
Infonet xin giới thiệu với quý độc giả bài viết này.
Một cửa hàng quần áo thời trang của người Việt ở Ba Lan. |
Đối với các sinh viên du học Việt Nam từng lưu hành một câu hỏi nổi tiếng: “Bạn muốn có một sự nghiệp chính trị bằng cách chọn du học Nga? Bạn muốn học tập nghiêm túc bằng cách du học Đức? Bạn muốn tìm một nơi học tập tốt đẹp bằng việc chọn đi du học Ba Lan”.
Hai mươi lăm năm trước chủ đề người Việt Nam ở lại Ba Lan, sau những năm tháng trôi đi họ đã trở thành một phần của văn hóa Ba Lan.
Ngày nay tại Việt Nam đang có khoảng 4 nghìn người đã từng tốt nghiệp tại các trường của Ba Lan. Trong số đó có cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, cựu Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên, sinh viên tốt nghiệp từ trường Đại học Công nghệ Gliwice từ nhiều năm đã là quản lý tại các mỏ than Việt Nam, ngoài ra còn có sinh viên tốt nghiệp đóng tàu từ trường Đại học Bách Khoa Gdansk.
Các “công dân Gdansk” Việt vẫn có thể nói tiếng Ba Lan. Trong các buổi tiếp xúc với họ, khi đó tôi là chủ tịch đoàn đại biểu làm việc chung Việt Nam – Ba Lan, họ nói với tiếng Ba Lan với các đoàn làm việc người Ba Lan. Người Việt sử dụng ngoại ngữ trong các thỏa thuận với người nước đó như Pháp, Trung Quốc, hay người Philpin. Nhìn ở hướng ngược lại, các nước kia cũng ít nhiều hiểu được tiếng Việt Nam.
Hiện nay tại các nhà máy đóng tàu phát triển tại Hạ Long hay Hải Phòng, đang có những công nhân trước đây được huấn luyện tại các nhà máy đóng tàu Ba Lan. Cố vấn hội đồng là những người từng giữ vị trí giám đốc của nhà máy đóng tàu Ba Lan (ở thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của họ).
Trong số các sinh viên Việt Nam được gửi ra nước ngoài trước năm 1989 từng có một câu hỏi nổi tiếng: “Nếu muốn có một sự nghiệp chính trị hãy chọn du học Nga? Nếu muốn có sự nghiệp khoa học – chọn du học Đức? Muốn một cuộc sống tốt đẹp – chọn du học Ba Lan”.
Có lẽ đó là lý do trong những lứa sinh viên được cử sang Ba Lan học đầu tiên của Việt Nam có nhiều nhà văn nhà thơ, những người cởi mở, tìm hiểu về các nền văn hóa, tư tưởng và tôn giáo khác nhau. Ngày nay, đang sinh sống và làm việc tại Ba Lan có rất nhiều người theo đạo Phật, Thiên chúa giáo Việt nam, “giáo khu” tại các nhà thờ Đức mẹ Maria tại khu vực Szembeka. Và hoàn toàn không có xung đột với những người vô thần.
Đến năm 1990, rất nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam quyết định ở lại Ba Lan. Quê hương của họ lúc đó nghèo hơn bây giờ, ở Ba Lan sẽ dễ dàng thành lập các công ty kinh doanh tư nhân hơn, đó là những điều người Việt Nam đã và đang rất ưa thích. Những khách du lịch Ba Lan khi đến thăm Việt Nam sẽ thấy ngạc nhiên vì không còn những căn hộ đặc trưng của thời XHCN. Ở đó có nhiều các ngôi nhà với lối vào riêng, và thường rất nhỏ, kết nối với con đường chính. Ở tầng trệt của các ngôi nhà thường mở các cửa hàng phục vụ, quầy bán hàng, hoặc các công ty.
Sự hưng thịnh của các công ty Việt Nam tại Ba Lan bắt đầu từ các cửa hàng nhỏ đồ Việt Nam, và thường thấy trong các số này là các cửa hàng ăn. Người Việt Nam đã thực hiện cuộc cách mạng về ẩm thực đối với chúng ta. Họ giới thiệu và phục vụ các món ăn ngon, bổ, rẻ.
Ba Lan là quốc gia duy nhất tại châu Âu, mà đồ ăn châu Á chủ yếu là đồ Việt. Ở các nơi khác chủ yếu là các cửa hàng đồ ăn Trung Quốc. Một trong những món ăn nổi tiếng của Việt Nam là nem, tức là Sajgonski – đã trở thành một món ăn mới đối với người Ba Lan. Tương tự là món phở. Theo ước tính, không có thành phố nào của Ba Lan là không có ít nhất một quán ăn Việt Nam. Tại các quán ăn này, ngoài các món ăn như nem và phở, chúng ta còn có thể thấy các món ăn khác như kebap hay burger.
Cần phải nhắc lại là, thứ nhất, “phở Trung Quốc” – thứ rất được giới sinh viên Ba Lan yêu thích, được sản xuất bởi công ty Việt Nam VIFON. Tôi là một trong những người hâm mộ họ. Nên biết rằng, công nghệ mà VIFON và hàng trăm công ty khác sử dụng để sấy khô mỳ được nghĩ ra bởi người Trung Quốc.
Sản phẩm đầu tiên của VIFON được ông Tào Ngọc Tú nhập. Năm 1991, tại Gdansk, ông Tào thành lập công ty thực phẩm Tân – Việt và tiến hành nhập khẩu các gia vị châu Á, sốt và các thứ cần thiết khác để làm thực phẩm. Từ mấy năm nay, doanh thu của Tân – Việt đã vượt qua mức 100 triệu zloty/1 năm. Ông là người Ba Lan gốc Việt lọt vào danh sách những người giàu nhất Ba Lan năm 2009 theo bình chọn của tuần báo Ba Lan “tygodnik”, ước tính lúc đó khối tài sản của ông lên đến 200 triệu zloty (khoảng 56 triệu USD).
Người Việt và người Ba Lan nuôi sống người Ba Lan, họ mặc quần áo rẻ tiền nhập đồ may mặc từ châu Á, làm đẹp tại các salon thẩm mỹ, và sau cùng là chữa trị bệnh bằng các phương pháp Đông y cổ truyền.
Ba Lan là quốc gia có đông cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu (chỉ sau Pháp và Anh). Theo tính toán của văn phòng người Việt Nam đồng thời của Hội người Việt Nam tại Ba Lan, hiện nay có khoảng 30-40 nghìn người Việt. Họ có tờ báo riêng tại Ba Lan, có cộng đồng riêng, có trang báo điện tử, có cả câu lạc bộ bóng đá riêng.
Theo kết quả khảo sát của các nhà xã hội học người Ba Lan, gần 1 nửa số người Việt trẻ được sinh ra tại Ba Lan có cách suy nghĩ như người Ba Lan, cứ 9 cặp thì có 1 cặp nói chuyện với nhau bằng tiếng Ba Lan. Trong xã hội người Việt gọi họ là “chuối”, do ở bên ngoài là da vàng, bên trong là trắng. Họ đã giành được các giải Olimpic tại trường học không chỉ ở toán học, mà còn ở cả tiếng Ba Lan. Cách đây không lâu, chủ tịch hội sinh viên Ba Lan tại trường đại học Havard là người Ba Lan gốc Việt.
Người Việt cũng gây được dấu ấn trong văn hóa Ba Lan, đầu tiên là bộ phim “Máu của tôi”của tác giả Marcin Wrona và “Hà Nội - Warszawa” của Katarzyna Klimkiewicz. Có một sự tiếp cận một chiều trong giao lưu văn hóa Ba Lan Việt Nam. Tại Việt Nam luôn luôn dịch và xuất bản sách của Ba Lan, chiếu các phim Ba Lan. Trong đó tại Ba Lan, văn hóa Việt Nam, xã hội Việt Nam được tiếp cận chỉ bởi không nhiều những người nghiên cứu.
Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về vấn đề đó tại buổi Hội thảo kỷ niệm 5 năm ngày thành lập khoa Việt Nam học của trường đại học Almamer.
Thật không may, chuyến thăm cuối cùng mà tổng thống Ba lan thực hiện thăm Việt Nam là ông Aleksander Kwaniewski (rất lâu chưa có tổng thống nào khác sang thăm Việt Nam). Và mặc dù mới cách đây 5 năm, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã thăm Việt Nam và đã ký thỏa thuận “đối tác chiến lược”, tuy nhiên những điều chỉnh trong thực tế về mối quan hệ này vẫn không được nhiều.
Rất đáng tiếc tiếc, lẽ ra chúng ta có thể học được nhiều hơn nữa từ người Việt.
Nụ hôn dành cho những người già.
Những người chăm chỉ.
Tình yêu đối với trẻ nhỏ.
Nhiệt tình cho đi.
Và hơn tất cả là sống bên cạnh một đế quốc to lớn TQ.