Bàn giải pháp giúp bà con dân tộc thoát nghèo

Đến năm 2025 sẽ hỗ trợ, xây dựng gần 2000 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người DTTS làm chủ; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh…

Đây là những nội dung được Ủy ban Dân tộc (UBDT) đưa ra bàn thảo tại các buổi làm việc của Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Đỗ Ngọc Chiến với các đơn vị liên quan về triển khai các dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh

Sáng 26/8, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi làm việc với Văn phòng Điều phối Chương trình 135 về dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Văn phòng Điều phối Chương trình 135 chủ trì.

Theo Dự thảo Báo cáo khả thi triển khai thực hiện Tiểu dự án 1- Dự án 4 về “Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”, sẽ hướng đến mục tiêu đến năm 2025 tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), các thôn bản ĐBKK; đầu tư đường đến trung tâm xã; đầu tư trường học, trạm y tế xây dựng kiên cố… để đến năm 2030 sẽ cơ bản hoàn thành việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng trên.

{keywords}
Bàn giải pháp giúp bà con dân tộc thoát nghèo (Ảnh: Giang Kiều)

Cụ thể, mục tiêu mà tiểu dự án đặt ra là 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp; 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh…

Sau khi lắng nghe dự thảo báo cáo và các ý kiến thảo luận từng nội dung cụ thể của Tiểu dự án về mục tiêu, nội dung hỗ trợ, cơ chế thực hiện, phân công thực hiện, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến đánh giá cao các ý kiến đóng góp để hoàn thiện Báo cáo khả thi triển khai thực hiện Tiểu dự án.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Tiểu dự án được xây dựng trên cơ sở Tổng kết Chương trình 135 sau khi đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử. Để từ đó phát huy tối đa những hiệu quả, đánh giá và đưa ra giải pháp cho những tồn tại. Đồng thời, Bộ trưởng, Chủ nhiệm cũng yêu cầu rà soát lại giữa Dự án 4 và Dự án 9 để tránh trùng lặp. Nếu địa phương đang triển khai nhiều chính sách thì triển khai chính sách có mức đầu tư cao nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Văn phòng Điều phối Chương trình 135 và các vụ, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát lại tất cả các nội dung để hoàn thiện Báo cáo, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Đầu tư vùng trồng dược liệu quý, giúp bà con xoá đói giảm nghèo

Trước đó vào ngày 25/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì buổi làm việc với Vụ Hợp tác Quốc tế về việc xây dựng Báo cáo khả thi triển khai thực hiện một số Tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Vụ Hợp tác Quốc tế phụ trách.

Theo Dự thảo Báo cáo khả thi triển khai thực hiện Tiểu dự án “Đầu tư thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi”, sẽ hướng đến mục tiêu đến năm 2025 hỗ trợ, xây dựng gần 2000 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người DTTS làm chủ hoặc có ít nhất 50% lao động là người DTTS. Phát triển các trung tâm sáng tạo và kết nối hỗ trợ khởi nghiệp; trung tâm ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và thu hút đầu tư vùng DTTS và miền núi. Tổ chức các Hội chợ, diễn đàn xúc tiến thương mại, thu hút đầu đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi...

Đối với Tiểu dự án “Đầu tư vùng trồng dược liệu quý” sẽ đầu tư phát triển thí điểm các vùng nuôi trồng tập trung các loại dược liệu quý có giá trị kinh tế cao, các trung tâm bảo tồn và nhân giống dược liệu quý dưới tán rừng phù hợp với địa bàn các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trong phạm vi cả nước. Thu hút đầu tư các hợp tác xã vệ tinh liên kết chuỗi với các dự án thí điểm vùng nuôi trồng tập trung các loại dược liệu quý. Hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho hộ dân trong vùng dự án....

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đánh giá cao các ý kiến đóng góp để hoàn thiện Báo cáo khả thi triển khai thực hiện một số Tiểu dự án. Bộ trưởng, Chủ nhiệm đề nghị Vụ Hợp tác Quốc tế và các Vụ, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát lại tất cả các nội dung để hoàn thiện Báo cáo, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm lưu ý, các Tiểu dự án phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, có sự tham gia của các Bộ, ngành liên quan. Các mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh phải khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng đồng bào DTTS và miền núi với các vùng miền khác, phải tạo ra sự khác biệt. Đối với việc hỗ trợ đầu tư vùng trồng dược liệu phải phát huy được lợi thế, phát triển những dược liệu quý trên khắp cả nước..../.

H. Anh 

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !