Bài văn them khảo viết thư UPU năm 2019: Bố em là bác sĩ chống dịch

Năm nay Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 sẽ có chủ đề: "Hãy viết một bức thư về người hùng của em" (Tiếng Anh: Write a letter about your hero). Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) gọi chủ đề năm 2019 là một "chủ đề truyền cảm hứng".

Bài văn mẫu UPU năm 2019: Bố là bác sĩ chống dịch

Năm nay Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 48 có chủ đề: "Hãy viết một bức thư về người hùng của em". Trong lễ phát động cuộc thi hồi tháng 10/2018, đại diện Lãnh đạo Bộ Thông tin & Truyền thông chia sẻ: "Đây là một chủ đề mở, khơi gợi nhiều tư duy sáng tạo, nhiều suy nghĩ và cảm xúc đối với mỗi thí sinh. Trong mỗi con người, mỗi một bạn trẻ đều có sự hiện hữu, tình cảm yêu quý và ngưỡng mộ đối với một người hùng của riêng mình".

Thật vậy, chủ đề năm nay khá rộng nên các bạn học sinh có thể tự do lựa chọn vị anh hùng mà mình thần tượng, yêu mến nhất; các em có thể lựa chọn những vị anh hùng có thật ngoài đời, hoặc anh hùng trong lịch sử, anh hùng trong truyền thuyết, trong truyện cổ tích..., hoặc đơn giản là ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè…, những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em.

Dưới đây là bài gợi ý viết UPU lần thứ 48


TP.HCM 10/1/2018

Chào các bạn

Hôm nay tôi viết gửi tới các bạn lá thư về người hùng trong tôi. Người hùng trong tôi là bố. Ông là người đàn ông của gia đình và cũng là người cha tốt nhất với anh em tôi.

“Bố nghỉ việc đi bố”. Đó là câu nói mà anh trai tôi thường nói với ông mỗi khi có dịch gì đang diễn ra. Bởi anh sợ bố tôi mệt mỏi và sợ bố buồn mỗi khi xem ti vi. Nhưng bố tôi rất cứng rắn ông không sợ những thông tin thất thiệt, trái chiều nào bởi ông nói mình là bác sĩ có trách nhiệm với cộng đồng và cả gia đình.

Bố tôi là bác sĩ chống dịch. Mẹ thường nói chỗ nào có dịch là ông phải đi vào. Tôi thấy bố như anh hùng giải cứu cả thế giới. Và cả gia đình tôi đều nghĩ thế. Mỗi khi vào tâm dịch, bố trở về nhà bình yên thì cả gia đình thở phào.

Khoa bố làm là khoa truyền nhiễm. Tôi nhớ khi tôi còn nhỏ, lúc ấy ở nước mình đang có dịch tay chân miệng. Bố đi làm từ 5h sáng trở về nhà lúc anh em tôi đã ngủ. Có hôm, bố về nha ăn cơm tối cùng cả nhà rồi lại mau chóng vào viện.

Người hùng trong em là bố

Tôi chứng kiến nhiều bữa ăn của gia đình nặng trịch khi thông tin bệnh kín mặt báo, người ta đổ lỗi cho ngành y trong đó có những thông tin mang tính “chọc ngoáy” khiến danh dự của nhiều bác sĩ bị tổn thương và chúng tôi biết bố cũng thấy buồn.

Cảnh bữa cơm vợ con đang chờ ông đã dọn sẵn. Vệ sinh sạch sẽ, ông ngồi xuống ăn cơm. Bữa ăn tuy nặng nề nhưng ông và vợ vẫn cố tạo không khí. Lúc ấy, một người con của ông đề nghị “bố nghỉ việc đi”. Nghe thế, bác sĩ Huy bất ngờ và khựng người lại suy nghĩ trong giây lát. Ông hỏi con lý do vì sao thì con ông nói “bố là bác sĩ tốt, bố là cha tốt nhưng nhiều người vẫn không biết, họ vẫn chửi bác sĩ, họ chê bác sĩ dốt. Những hi sinh của bố chẳng bao giờ họ biết mà danh dự lại bị tổn thương”…

Có bữa, ông cố ăn xong bữa cơm. Ông ra phòng khách ngồi uống nước. Lúc này, ông mới nhẹ nhàng bảo các con “nếu bố nghỉ thì mình đang muốn giữ danh dự bản thân mà quên trách nhiệm với cộng đồng, người bệnh họ giao tính mạng cho mình và trách nhiệm của mình là cứu họ vậy mà mình sĩ diện mà bỏ công việc đó thì lấy ai để cứu người bệnh. Dư luận có lúc này, lúc khác”.

Bố cứ như thế cười trừ với dư luận và vẫn cố gắng chữa bệnh cứu người. Những lúc rảnh rỗi, ông lại viết sách về dịch bệnh. Đêm nào 2 h sáng bố mới đi ngủ. Tôi lo lắng cho sức khỏe của bố nhưng ông nói “bố lắng nghe được cơ thể mình, con yên tâm”.

Công việc quá sức, trẻ bị bệnh nhiều và thêm gánh nặng tinh thần khiến nhiều đêm bố chỉ ngồi hút thuốc. Tôi biết bố đang đau đáu nỗi lo của những bệnh nhân và cũng nghĩ làm thế nào để giúp người dân phòng tránh bệnh tốt nhất.

Với anh em tôi, ông luôn là người cha mẫu mực. Tôi còn nhỏ là con gái, ông bảo với con gái chỉ cần quan sát là đủ. Với anh tôi, ông dặn dò từng li từng tý từ cách sống cho đến cách làm người. Anh tôi chọn nghề gì, ông cũng cười vui vẻ và nói miễn sao con làm người tốt, nghề nào cũng có ích cho xã hội.

Mấy bữa nay lại có dịch. Ông vừa bước vào nhà, rửa tay và có chuôngđiện thoại, ông lại lao đi vun vút. Bóng của bố lọt thỏm trong con hẻm ở nhà tôi. Ông chỉ quay lại nhìn vợ con cười “bác sĩ truyền nhiễm mà”.

Có bạn hỏi tôi có sợ dịch bệnh bố mang về nhà không? Tôi không ngần ngại nói không sợ bởi bố tôi là anh hùng giải cứu bệnh tật và có bố tôi không còn sợ hãi điều gì. Chỉ cần bố bên cạnh là cuộc sống của tôi luôn yên bình.

Xin chào bạn
Hải Hà!

Khánh Ngọc
Từ khóa: Gợi ý viết thư UPU năm 2019 hướng dẫn cách viết thư UPU 2019 cách chọn chủ đề viết thư UPU năm 2019 UPU lần thứ 48 bài viết thư upu năm 2019 như nào gợi ý viết người anh hùng trong em viết về người hùng trong em người hùng trong em là bố người hùng trong em là thần tượng người hùng trong em là ai viết về người hùng trong em cách viết về người hùng cách viết thư UPU UPU năm 2019 chủ đề gì cách chọn đề tài UPU năm 2018 bài tham khảo UPU 48 bài tham khảo UPU năm nay như nào

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !