Bà Nguyễn Thị Kim Ngân: “Cái gì cắt được phải kiên quyết cắt”
Thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2012, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 vào ngày 14/5, nhiều ý kiến trong ban TVQH tỏ ra quan ngại với tình hình thu chi NSNN hiện nay.
Đồng tình với báo cáo của Chính phủ về tình hình KTXH trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nhưng Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, hiện chúng ta mới chỉ ổn định được kinh tế vĩ mô trong 4 tháng đầu năm 2013, mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% khó đạt được. Muốn đạt mục tiêu, các quý còn lại của năm phải có tốc độ cao hơn rất nhiều.
“Trong khi mức huy động 5,5%, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,44% là rất thấp. Chứng tỏ sự hấp thụ vốn tín dụng rất yếu. Ngân hàng đang giữ một lượng tiền lớn và đang mất đi sự cân đối”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cái gì cắt được phải kiên quyết cắt. Ảnh IT |
Ông Hiển phân tích, cứ tăng trưởng kinh tế 1% thì tăng trưởng tín dụng phải 3%. Nếu tăng trưởng cả năm
Maritimebank, Vietcombank bị nghi "đạo" logo DN ngoại
Giao thông VN: Khách Tây vừa đi vừa cầu nguyện
Đi cứu ngư dân phát hiện "tàu lạ" trong vùng biển Việt Nam
Bên cạnh đó CPI của tháng 4 còn giảm hơn so với các tháng trước, chứng tỏ sức mua yếu, báo hiệu thị trường khó khăn, dẫn tới sản xuất khó khăn. Như vậy sản xuất những tháng sau còn khó khăn nữa. Kéo theo lao động việc làm cũng khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Với tình hình sản xuất hiện nay sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, ông Hiển đề nghị tập trung “khai thác nguồn thu nội địa”. “Phải chăng chúng ta phải nghĩ tới câu chuyện tiết kiệm chi. Nếu cứ chi theo dự toán thì có đáp ứng được không? Một là tiết kiệm chi, hai là tháo nút bội chi. Đã đến lúc cần phải có giải pháp quyết liệt”.
Cùng tham dự tại phiên họp thứ 18, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng: “Nếu không có quyết sách để giải quyết thì rất lo lắng”. Điểm mấu chốt đầu tiên theo bà Doan cần phải xử lý là “chính sách tiền tệ”.
“Dư nợ tín dụng có hơn 1%, nhưng đầu vào hơn 5%. Vậy phải xử lý ở đâu? Quốc hội phải bàn về chính sách tiền tệ. Cứ thế này thì sản xuất ngừng trệ, không tiếp cận được vốn thì không giải quyết được gì. Cần tập trung vào chính sách tiền tệ, giải quyết nguồn vốn ra vào”.
Ngoài ra, Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị phải thực hành “tiết kiệm chống lãng phí”. ĐBQH đã phản ánh nhiều về lãng phí ở 16 chương trình Mục tiêu Quốc gia. Cần phải mạnh dạn cắt, thậm chí xóa bỏ chương trình Mục tiêu Quốc gia không cần thiết.
“Chúng ta phải mạnh dạn, không nể nang. Phải nhìn thấy khó khăn của đất nước, mạnh dạn rút đi. Những kiến nghị của Bộ Tài chính đưa ra Quốc hội bàn, rồi quyết ngay. Đi nước ngoài, hội họp, đi khảo sát thì bỏ bớt đi”.
Đang có những bất cập giữa nguồn tiền huy động với nguồn tiền cho vay. Ảnh IT |
Bên cạnh đó, bà Doan cũng đề cập đến vấn đề “quản lý có phần yếu kém”. Bà dẫn dụ doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng sản xuất nhưng lại liên tục báo lỗ, không nộp thuế mà Cocacola là 1 ví dụ.
“Ai phải chịu trách nhiệm? Tôi đề nghị cần tăng cường quản lý nhà nước, tăng cường giám sát và theo kết quả đến cuối cùng. Vì kết quả giám sát không được đi đến cùng nên làm xong để đấy” – Phó Chủ tịch nước nói.
Lo ngại về thực trạng “vét thu” để đạt mục tích trong năm 2012, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng cách làm này sẽ ảnh hưởng nhiều đến năm sau.
Trước tình hình khó khăn, doanh nghiệp tiếp tục phá sản. Còn doanh nghiệp phục hồi lại và doanh nghiệp mới ra đời cũng phải cần thời gian mới có nguồn thu. Như vậy hai loại hình doanh nghiệp này sẽ không có nguồn thu trong năm 2013.
Ông Phúc cho rằng, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vay không dễ. Ngân hàng nói lúc nào cũng sẵn sàng nhưng vay không dễ, mặt khác lãi suất còn cao. Phải gỡ bằng được cái này, nếu không kinh tế còn khó khăn tiếp.
Bên cạnh đề nghị tháo gỡ và khơi thông nguồn vốn, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước còn đề nghị Quốc hội phải rà soát lại, xem dự án nào phát huy tốt được thì làm, dự án nào còn xa thì phải dừng lại. Tránh đầu tư dàn trải, manh mún; triển khai tái cơ cấu DNNN theo chỉ đạo chung của Bộ Chính trị; tăng cường kỷ cương trong quản lý thu chi NSNN…
Trước muôn vàn khó khăn thách thức lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đến lúc chúng ta phải “đánh giá lại hiệu quả” từ các chính sách đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nếu thế này thì khó khăn lắm, hàng tồn kho, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp tiếp tục phá sản.
“50% số doanh nghiệp còn lại đang hoạt động lại báo lỗ. Ngân hàng huy động tiền nhưng lại không cho vay được. Doanh nghiệp không có hợp đồng sản xuất kinh doanh thì làm sao vay được?”. Doanh nghiệp khó khăn dẫn tới nguồn thu ngân sách giảm, lao động và việc làm lại là thách thức, dẫn đến nhà nước phải giải quyết vấn đề an sinh xã hội…
“Cái gì cắt được phải kiên quyết cắt. Cái gì có thể tăng thu thì phải khai thác. Phải bật ra khó khăn để chỉ đạo tiếp cho năm 2013” – Phó Chủ tịch Quốc hội quả quyết.