An Giang phấn đấu cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 2%
Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và phù hợp đã có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo ở An Giang nhanh chóng thoát nghèo.
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những mục tiêu hàng đầu trong quá trình chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -xã hội của Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang trong kế hoạch năm. Đồng thời các Sở, ngành, các địa phương thời gian qua đã có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, đa dạng hóa các giải pháp hỗ trợ, giúp người nghèo nâng cao thu nhập, phấn đấu cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 2%.
Các cấp ủy Đảng đã tăng cường lãnh đạo giám sát nâng cao vai trò quản lý, điều hành của chính quyền; củng cố, kiện toàn các cơ quan chuyên môn; phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo của các cấp, các ngành.
Hỗ trợ xây nhà cho hộ nghèo (ảnh: baodansinh) |
Xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; từng bước đã khắc phục được tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Củng cố đội ngũ cán bộ, công chức hành chính có phẩm chất đạo đức và năng lực để thực hiện công tác giảm nghèo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo của tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh An Giang có 14.170 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,63% và hộ cận nghèo có 29.414 hộ, tỷ lệ 5,45%. Hộ nghèo người dân tộc thiểu số có 3.318 hộ, tỷ lệ 12,21 %/tổng số hộ dân tộc thiểu số.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, An Giang đã giải ngân cho 16.100 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo vay vốn. Thực hiện hỗ trợ và cấp 517.374 thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc vùng khó khăn, người dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.
Cùng với đó, thực hiện miễn giảm học phí và các chi phí khác cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công, dân tộc thiểu số... trên địa bàn tỉnh.
Từ đầu năm đến nay đã hỗ trợ cho 235 hộ, trong đó cất mới 232 hộ, sửa chữa 3 hộ, với kinh phí trên 14 tỷ đồng và đang tiếp tục thực hiện các hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở còn lại.
Trên 18.000 hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện. Tỉnh An Giang cũng đã tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp cho gần 10.500 người, đạt tỷ lệ 42% kế hoạch năm.
Đặc biệt, thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, người khuyết tật, người già… tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền và nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.
Để đạt được những kết quả đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang cho rằng, có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện như nhận thức trong nhân dân, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có chuyển biến mạnh dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự vươn lên thoát nghèo và phấn đấu vươn lên làm giàu.
Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ và phù hợp đã có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo. Hệ thống chính sách đã được hình thành và phát triển, thống nhất quản lý từ tỉnh đến huyện, xã cùng sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể... đã thực hiện khá đồng bộ các chính sách, chủ trương, cơ chế, giải pháp cho hộ nghèo, người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội.
Mục tiêu đề ra đã cơ bản đạt được, cụ thể đã có tác động tích cực đối với chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ xã hội cho người nghèo, nâng cao năng suất lao động, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu lao động nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Tuy nhiên, theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang, việc thực hiện giải pháp giảm nghèo bền vững chưa đồng bộ. Ở một số địa phương chưa tổ chức đối thoại, khảo sát nhu cầu của hộ nghèo, từ đó khi xây dựng kế hoạch giảm nghèo chưa sát thực tế, chưa đáp ứng nguyện vọng của hộ nghèo, chưa quan tâm đúng mức việc đầu tư cho hộ cận nghèo, dẫn đến tỷ lệ hộ cận nghèo còn cao.
Một số hộ nghèo ý thức chưa cao, còn thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, chưa tìm ra hoặc không nắm bắt cơ hội để vươn lên thoát nghèo dù đã được hỗ trợ, tư vấn để học nghề, giải quyết việc làm và vốn tín dụng ưu đãi.
Ngoài ra, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của người dân trên địa bàn, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững do có thời điểm phải thực hiện giãn cách xã hội.
Minh Thư
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.