Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?

Bức ảnh Trung đoàn thủ đô tiến về Hà Nội ngày 10/10/1954 từ trước đến nay vẫn được hiểu là của tác giả Vũ Minh. Nhưng đến dịp kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại này năm nay, câu chuyện về tác quyền bức ảnh lại dậy sóng khi một tác giả khác, tên Đào Trình, nhận mình mới chính là người chụp.

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?

Ông Đào Trình còn đưa ra bản phim mà ông nói là phim gốc của bức ảnh này. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã vào cuộc song chuyện vẫn chưa thể đi đến hồi kết.

Cứ đến dịp ngày giải phóng Thủ đô 10/10, người dân Hà Nội lại kéo nhau đến các triển lãm, bảo tàng để xem những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc lịch sử trọng đại ấy. Trong các bức ảnh này, có 2 tấm ảnh nổi tiếng là Chủ tịch Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội (vẫn thường được chú thích là của Nguyễn Duy Kiên cho đến năm 2009) và Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 (vẫn được hiểu là của tác giả Vũ Minh).

Hai bức ảnh này đã được đăng rải rác trong các sách ảnh từ năm 1975 cho tới năm 2007, có khi được chú thích tên khác với hai cái tên đã nói trên nhưng tên tác giả là Nguyễn Duy Kiên và Vũ Minh thì không thay đổi. Tuy nhiên, ngày 5/10/2007, ông Đào Trình gửi đăng trên một tờ báo loạt hình gồm 4 tấm, trong đó có 2 tấm giống y hệt 2 ảnh kể trên và nhận mình chính là tác giả.

Sau khi đăng, tờ báo này cho đính chính tên tác giả ngay số sau đó - tác giả là Nguyễn Duy Kiên thay cho Đào Trình. Ông Đào Trình bức xúc gửi đơn đề nghị Hội NSNA VN, Hội NSNA TP.HCM để khiếu kiện tác quyền.

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?

Chủ tịch Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội (ảnh rửa từ phim được cho là phim gốc của ông Đào Trình).

Sự việc tưởng chừng đã khép lại vào năm 2009 khi Hội NSNA VN công nhận bức ảnh Chủ tịch Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội là của ông Đào Trình vì ông Đào Trình có phim được cho là phim gốc và phía gia đình cố NSNA Nguyễn Duy Kiên không có ảnh hoặc phim đưa ra chứng minh. Việc này đã gây bức xúc cho các hội viên Hội NSNA VN.

Và vừa qua, nhiều nghệ sỹ trong Hội tiếp tục bày tỏ bức xúc xung quanh chuyện tác quyền của tấm ảnh thứ hai trong hai tấm kể trên, đó là ảnh Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 - cũng nằm trong loạt ảnh về Hà Nội ngày giải phóng mà ông Đào Trình nhận là tác giả.

Người giữ phim gốc chính là tác giả?

Ông Đặng Đình An, Chủ tịch Hội NSNA Hà Nội nhận định, có thể hai người cùng chụp một khoảnh khắc nhưng không thể cho ra 2 bức ảnh giống nhau như vậy được và 2 bức ảnh chụp Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 chính là một, nó chỉ khác một chút về phần cắt cúp. Ông An cũng cho rằng cần phải xác định rõ ai là tác giả vì bức ảnh này rất quý hiếm và mang ý nghĩa lịch sử, đã ghi lại khoảnh khắc ngày Hà Nội giải phóng.

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?

Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 (chụp từ sách Ảnh Việt Nam thế kỷ XX, tác giả được ghi là Vũ Minh).

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?

Và ảnh của ông Đào Trình, được rửa từ phim được cho là phim gốc mà hiện ông đang sở hữu.

Phóng viên đã gặp nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Trình. Ông nói rằng, ông chính là tác giả và hiện đang giữ phim gốc tấm ảnh này. Đây là một trong 4 bức ảnh ông chụp liên hoàn trong khoảnh khắc bộ đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954. Ông đã đăng ký bản quyền các bức ảnh năm 2009.

“Tôi học nghề chụp ảnh, in tráng phim từ năm 1950. Năm 1953, tôi về Hà Nội làm ở hiệu ảnh Universal. Tin bộ đội sẽ vào tiếp quản thủ đô tôi đã biết tối ngày 9/10/1954.

Thời điểm ấy, không phải ai cũng được cầm máy ảnh chụp đoàn quân tiến vào Hà Nội nhưng tôi có quen biết với một số cán bộ nên tôi được phép cầm máy ảnh chụp. Bức ảnh trên được tôi chụp ở phố Hàng Đào, tôi đứng trên đuôi chiếc xe Citroen.

Sau khi chụp xong những tấm ảnh trên, tôi gặp đoàn ông Nguyễn Văn Dụ - người thầy cũ của tôi, làm việc ở Phòng văn hóa Liên khu Ba. Ông Dụ cho tôi nhập vào đoàn. Vài ngày sau, ông Dụ xin cho tôi vào công tác tại tổ ảnh của Sở Văn hóa Hà Nội.

Năm 1964, nhân kỷ niệm 10 năm Giải phóng thủ đô, Hà Nội tổ chức triển lãm ảnh ở Vân Hồ. Tôi có phóng lớn những tấm ảnh trên cung cấp cho phòng tư liệu để trưng bày tại triển lãm. Một số tờ báo lúc đó cũng đến lấy ảnh của tôi ở Phòng tư liệu Sở Văn hóa để tuyên truyền” - Ông Trình thuật lại.

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?
NSNA Đào Trình cho phóng viên xem phim gốc và ảnh rửa của ông

Nhiều Hội viên Hội NSNA VN bức xúc

Bức xúc trước vụ việc, NSNA Dương Tiến viết "Thư phản ảnh hội viên “đạo” ảnh" gửi Hội NSNA VN. Trong thư có đoạn sau: “Việc ông Đào Trình “chôm” ảnh chúng tôi đã biết từ lâu, có khuyên nhủ nhưng ông ta không tiếp thu mà còn thách thức dư luận và còn chửi chúng tôi là Chí Phèo”.

Ông Dương Tiến khẳng định rất hiểu cố NSNA Vũ Minh và gia đình vì năm 1954, nhà ông ở liền kề hiệu ảnh của ông Vũ Minh và hằng ngày bác cháu thường gặp nhau trò chuyện và đã trao đổi với nhau về bức ảnh Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954.

Ông Dương Tiến đưa ra các chứng cứ để chứng tỏ tác giả không phải Đào Trình như sau:

“Ông Đào Trình từng kể trên tạp chí Nhiếp ảnh số 254 của Hội NSNA VN rằng “Tối 9/10/1954, tôi được Thiếu tướng Thiết Hùng cho biết ngày mai quân ta tiến vào Thủ đô, cậu chuẩn bị phim máy mà đi chụp…”. Nhưng theo tôi biết thì đêm 9/10/1954, các cánh quân đều bí mật ở các tỉnh ngoài Thủ đô đợi lệnh. Không cớ gì mà một nhà quân sự tài ba của 9 năm kháng chiến chống pháp lại đi lộ bí mật với một cậu thanh niên Hà Nội sống ở vùng tạm chiến mới 19 - 20 tuổi.

Hai cuốn sách ảnh nổi tiếng là Hà Nội (NXB Văn Hóa, 1975) và Ảnh Việt Nam thế kỷ XX (Bộ VHTT phối hợp Hội NSNAVN, 2006) gồm có nhiều NSNA nổi tiếng như Võ An Ninh, Nguyễn Duy Kiên, Vũ Minh, Lê Dũng, Triệu Đại…Vào thời điểm năm 1954 thì tất cả từ 30 – 50 tuổi, không có tác giả nào 18 – 20 tuổi và thời ấy ở tuổi trung niên mới đủ trình độ chụp sự kiện trọng đại này.

Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, TTXVN tại TP.HCM triển lãm có bức ảnh Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội với tên tác giả Vũ Minh. Đào Trình đến dự và có người hỏi bức ảnh đó thì ông ta trả lời “chụp trùng góc độ”. Không thể có chuyện “trùng góc độ” mà giống nhau 100% được”.

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?

NSNA Dương Tiến vẫn giữ sách ảnh Hà Nội có bức ảnh của tác giả Vũ Minh đang bị tranh chấp tác quyền.

Ông Dương Tiến còn khẳng định: “Ông Đào Trình đã “chôm” cả một loạt phim của cố NSNA Vũ Minh và còn “chôm” của cố NSNA Nguyễn Duy Kiên ảnh Chủ tịch Trần Duy Hưng vẫy chào nhân dân Hà Nội”.

Cùng quan điểm với ông Dương Tiến, ông Mạnh Thường cho biết: “Năm 1975, NXB Văn Hóa cho ra mắt sách ảnh Hà Nội. Là người biên tập chính, tôi đến nhà cụ Vũ Minh mượn tấm phim âm cỡ 6x6 cm đưa về cho NSNA Dương Tiến phóng ảnh để in sách trang 3 với chú thích Quân đội nhân dân vào giải phóng Thủ đô, ảnh Vũ Minh (chính là ảnh Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 - PV)”.

NSNA Mạnh Thường cũng đưa ra nhiều tài liệu đăng bức ảnh Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 với tên tác giả Vũ Minh như: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng (TTXVN, 1976), Việt Nam cuộc chiến 1858 - 1975 (Nguyễn Khắc Cần - Phạm Viết Thực, 2000), Ảnh Việt Nam thế kỷ XX ( Hội NSNA VN và NXB Văn hóa Thông tin phối hợp, 2002), 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 – 1975 (NXB Thông Tấn, 2004), Ảnh Việt Nam thế kỷ XX (Bộ VHTT phối hợp Hội NSNAVN, 2006), 80 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (NXB Thông Tấn, 2010), Thủ đô Hà Nội (NXB Hà Nội, 2010).

Ông Mạnh Thường cũng đặt câu hỏi, tại sao mãi lúc đầu ông Đào Trình không có phản ứng gì mà chỉ sau khi cố NSNA Vũ Minh mất khá lâu rồi mới công bố ảnh.

Bó tay?

Sau những ý kiến phản ảnh của một số hội viên, được sự ủy quyền của Hội NSNA VN, Ban kiểm tra Hội Nhiếp ảnh TP.HCM đã tiến hành kiểm tra và cho rằng, đây là việc cần xác định rõ sự thật để tránh tổn thương lòng tự trọng của các nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Ai mới là tác giả bức ảnh giải phóng Thủ đô?
Chùm ảnh mà ông Đào Trình đã gửi được đăng trên một tờ báo vào dịp kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô năm 2007.

Ban kiểm tra đã làm việc với ông Đào Trình, ông Dương Tiến cùng luật sư Giang Thanh Hải (Đoàn Luật sư TP.HCM) và đưa ra kết luận:

Việc tranh chấp bản quyền tác phẩm ảnh phải dựa vào phim gốc đưa ra chứng minh. Ông Đào Trình giữ là phim gốc, các căn cứ của ông Dương Tiến cho rằng ông Đào Trình “chôm” ảnh là chưa thuyết phục vì các sách ảnh quá lâu rồi có thể nhầm lẫn. Và cố NSNA Vũ Minh đã qua đời nên việc tranh chấp bản quyền tác giả phải do gia đình của ông Vũ Minh đứng ra và đưa ra bằng chứng cụ thể.


Tuy nhiên, đây là vấn đề bản quyền tác giả, thẩm quyền của Hội khó có thể kết luận chính xác. NSNA Đào Trình đã đưa ra chứng từ gốc về tấm ảnh “Nhân dân Thủ đô đón chào bộ đội vào tiếp quản Thủ đô” (ảnh Trung đoàn Thủ đô về Hà Nội ngày 10/10/1954 – PV) và giải trình quá trình sáng tác tác phẩm.


Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng thì tác phẩm đó là của tác giả Vũ Minh. Do đó NSNA Đào Trình khi đem sử dụng tác phẩm này đem đến bức xúc cho dư luận. Nếu NSNA Đào Trình muốn sử dụng tác phẩm trên thông tin đại chúng thì nên xác định rõ bản quyền thông qua pháp luật.

Theo VTC

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !