8X Lâm Đồng trổ tài nấu 30 mâm cơm cả tháng không trùng món nào

"Hôm nay ăn gì?" là câu hỏi khiến nhiều người nội trợ đau đầu khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày. Vậy nhưng với 8X đến từ Lâm Đồng, mâm cơm hàng ngày lại là cơ hội để chị thỏa sức sáng tạo và gửi trọn đam mê nấu ăn cho chồng con.

 

Mâm cơm hàng ngày được chị Dung bày biện đẹp mắt, màu sắc hấp dẫn. 


Với chị Vũ Thị Kim Dung (SN 1988, Lâm Đồng), việc vào bếp hàng ngày là cơ hội để chị trổ tài nấu các món ngon cho chồng, con. Điều thú vị là chị có thể lên thực đơn cho mâm cơm 30 ngày có các món hoàn toàn không trùng lặp.

“Đối với tôi, nấu ăn không khó. Khó nhất chính là việc lên thực đơn, đổi món mỗi ngày để bữa cơm gia đình không bị nhàm chán và mọi người ăn ngon miệng hơn”, chị Dung nói.

   

Chị Dung được nhiều người ngưỡng mộ nhờ tài nấu 30 mâm cơm không trùng lặp món ăn nào.


   
Thực đơn chủ yếu là những món ăn hàng ngày đơn giản, dễ nấu, nguyên liệu dễ tìm. Nhưng chị Dung sẽ chế biến đủ món mặn, xào, luộc, canh và trái cây tráng miệng. Không cầu kỳ trong chế biến nên chị cũng không mất quá nhiều thời gian cho việc bếp núc.

"Từ sơ chế nguyên liệu đến khi nấu hoàn tất bữa ăn mình mất từ 1 tiếng đến 2 tiếng tuỳ từng mâm cơm. Quan trọng nhất là đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho mọi thành viên trong gia đình", chị nói.

Mỗi ngày, chị Dung ở nhà nấu cơm cho gia đình nhỏ gồm vợ chồng và 2 cô con gái. Khi có thời gian rảnh chị nấu thêm một số món ăn rồi bán online cho khách quen.

 

Thích nấu ăn lại chú trọng tới khẩu vị của cả nhà nên chị Dung thay đổi thực đơn liên tục, tránh trùng lặp.


Chi phí cho từng bữa ăn hàng ngày của gia đình chị Dung dao động từ 100 - 250.000đ. 

Động lực lớn nhất cho chị Dung vào bếp đó là sự ủng hộ nhiệt tình của chồng con cho từng món, từng bữa ăn. Chị vui vẻ nói: “Chồng con lúc nào cũng tấm tắc khen ngon, ăn ngon miệng. Và đặc biệt, không ai bỏ bữa cơm nào cả. Gia đình hiếm khi đi ăn bên ngoài”.

 

Chồng con hưởng ứng bằng cách ăn hết các món ăn trong mỗi bữa cơm là động lực để chị nấu nhiều món, đa dạng hơn.


Mỗi ngày, chị Dung thường đi chợ từ sớm để mua thực phẩm tươi, sạch được nuôi trồng tại địa phương. Những thực phẩm hữu cơ tuy giá có đắt hơn bình thường nhưng đảm bảo sức khỏe luôn được chị ưu tiên lựa chọn.

 
Với mỗi mùa, bà mẹ đến từ Lâm Đồng sẽ có cách lựa chọn thực phẩm khác nhau để vừa ngon, bổ lại dễ ăn dễ nấu.

Mùa xuân chị Dung lựa chọn các loại rau quả như bông cải, măng tây, rau xà lách, cải bó xôi, dâu tây. Mùa hè oi nóng thì ưu tiên mua dưa hấu, xoài, thơm, bầu bí, khổ qua, dưa leo, rau mồng tơi, đậu hũ, cua.

Mùa thu thì các loại hạt, khoai lang, cà rốt, hồng giòn, táo, mận đào, thịt gà, thịt vịt, trứng là thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp nhà chị Dung. Đến mùa đông, chị sẽ tăng cường thêm nhiều đồ ăn giàu đạm như cá, thịt bò, nội tạng, cà rốt, khoai tây...

Không học qua trường lớp nấu ăn nào, nhưng với niềm vui khi được nấu ăn cho người thân yêu trong gia đình, chị Dung tự tìm hiểu, học hỏi để ngày càng hoàn thiện thực đơn bữa cơm hàng ngày. 

"Công việc nấu nướng chưa bao giờ là trách nhiệm bắt buộc. Mình vào bếp là vì yêu thương. Người mình yêu thương ăn ngon lành chính là động lực để vào bếp mỗi ngày", bà mẹ 8X chia sẻ. 

 

Mỗi bữa ăn đều có đủ đạm và rau xanh, cân bằng dinh dưỡng.


Cũng như các bà nội trợ khác, đối với chị Dung căn bếp chính là nơi giữ lửa cho gia đình. Vì thế, chị thích bày biện, trang trí món ăn để kích thích vị giác, mang lại không khí bữa ăn gia đình đầm ấm vui vẻ. 

"Bữa cơm hàng ngày là nền tảng của hạnh phúc gia đình. Bữa cơm chính là sợi dây vô hình gắn kết mọi người lại với nhau. Ngồi quây quần ăn cơm cùng nhau, mỗi người sẽ cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương, chăm sóc dành cho nhau". Đó chính là lí do vì sao chị Dung luôn duy trì, sáng tạo và gửi trọn tình yêu cho gia đình vào các mâm cơm hàng ngày.

Lam Giang 

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Đang cập nhật dữ liệu !