4 điều kiêng kị trong Tết Hàn thực người Việt không làm

Trong ngày Tết Hàn thực 3/3 âm lịch còn được gọi là tết bánh trôi bánh chay. Mặc dù hiện nay, Tết Hàn thực cũng như một ngày lễ thông thường, nhưng người Việt vẫn có những điều kiêng kị nhất định theo tục lệ dân gian.

 

1. Kiêng lửa

Bắt nguồn từ sự tích ngày Tết Hàn thực, theo tục lệ mọi nhà đều kiêng đốt lửa nấu thức ăn nóng trong ngày này. Người ta thường chuẩn bị sẵn các món ăn nguội để thờ cúng tổ tiên như bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng. 

Tuy nhiên, ngày nay, người Việt Nam vẫn nấu nướng bình thường và dùng bánh trôi, bánh chay như một món ăn để dâng lên tổ tiên.

2. Kiêng ăn mặn

Trong ngày Tết Hàn thực, các gia đình thường ăn chay, kiêng ăn mặn để tránh sát sinh. Tục lệ này cũng liên quan đến tiết Thanh minh và mang ý nghĩa mong cầu cho linh hồn người đã khuất dễ dàng siêu thoát.

3. Kiêng cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, chuyên gia văn hóa, nhiều gia đình "chuộng" bánh trôi, chay ngũ sắc để thắp hương, dâng lên tổ tiên là không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của ngày Tết Hàn thực.

Theo truyền thống, bánh trôi được làm từ bột nếp trắng tròn đầy tinh khiết với nhân đường phên. Hình ảnh chiếc bánh trôi ấy đã từng đi vào câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương. Vì thế, ngày Tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là một ngày tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ.

Ở làng Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Tây, người dân lại có tục lệ cúng Tết Hàn thực vào ngày 6/3 âm lịch để tưởng nhớ vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng.

4. Không cúng mâm cao cỗ đầy

Trong ngày 3/3 âm lịch, các gia đình không cần thiết phải chuẩn bị mâm cao cỗ đầy, bày vẽ tốn kém để cúng lễ. 

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, mâm cúng ngày Tết Hàn thực chỉ cần bánh trôi, bánh chay đơn giản và thành tâm để dâng lên tổ tiên, nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Minh An

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Cô bé bán vé số thành bà chủ chục quán bún bò, giúp đỡ người khốn khó

Nhớ thời khốn khó, bà chủ hàng chục quán bún bò ở TP.HCM sẵn sàng bao bọc những hoàn cảnh khó khăn.

Chuyện 'cô lái đò' bí ẩn nguyện chết thay nhà thơ Nguyễn Bính 58 năm trước

‘Cô lái đò’ - người chưa một lần lấy tiền qua sông của nhà thơ Nguyễn Bính - năm nay 78 tuổi, hiện sống ở tỉnh Hà Nam.

Anh em ruột ở Nghệ An cưới hỏi cùng ngày, bà nội bất ngờ đón 2 cháu cùng lúc

Không chỉ làm đám cưới, đám hỏi cùng một ngày, cặp anh em ruột ở Nghệ An còn đón con đầu lòng cũng cùng một ngày. Đây là sự trùng hợp hiếm có, nhân đôi niềm vui cho gia đình.

Ở một đêm nhà bạn gái, nghe được câu chuyện, tôi tự nhủ phải cưới bằng được em

Chỉ một đêm ngủ lại nhà bạn gái, nghe được cuộc nói chuyện giữa bố mẹ cô ấy, tôi cảm thấy xúc động, nước mắt cứ thế trào ra.

Huy Khánh run vì cảnh nóng với bạn diễn kém 21 tuổi, phủ nhận đổ vỡ hôn nhân

Huy Khánh nói run khi được giao đóng cảnh nóng với diễn viên gọi mình là 'chú'. Anh từng tránh nhiều cảnh nhạy cảm vì muốn giữ hình ảnh với gia đình.

Nhận thấy điềm lành, gia đình 3 thế hệ 'nhường đất' làm điều đặc biệt

Ba thế hệ gia đình ông Lâm Văn Huy 'nhường đất', cần mẫn trồng cây làm nơi trú ngụ cho đàn chim trời, đào ao, thả cá làm thức ăn, ngày ngày bảo vệ chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !