13 nhiệm vụ chủ yếu Chương trình hành động triển khai Nghị quyết ĐH Đảng XII

Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành Chương trình hành động của ngành Nội vụ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng với 13 phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu.

Cụ thể, về công tác tổ chức bộ máy và biên chế

Tập trung hoàn thiện thể chế về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương phù hợp với Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, đáp ứng Điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Thực hiện phân cấp hợp lý, bảo đảm phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền, trách nhiệm trong hoạt động quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính và các cơ quan hành chính trong cùng cấp.

Cùng các cơ quan liên quan tiếp tục xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền. Đồng thời, quy định rõ hơn cơ chế phối hợp trong việc thực hiện và kiểm soát các quyền ở các cấp chính quyền.

Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hệ thống chính trị đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương. Nghiên cứu thực hiện thí Điểm hợp nhất một số cơ quan đảng và nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị. Tinh giản tổ chức, bộ máy gắn với tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các tổ chức; thực hiện kiêm nhiệm một số chức danh và tinh giản biên chế trong toàn hệ thống chính trị.

Tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực để tinh gọn bộ máy hành chính nhà nước với quy mô hợp lý, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực, trình độ quản lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; xóa bỏ các tổ chức trung gian, khắc phục các tồn tại mang tính cơ học khi tổ chức Bộ đa ngành, đa lĩnh vực.

Kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch Điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Thực hiện thống nhất quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp công lập và số lượng viên chức ở các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Kế hoạch triển khai thực hiện tạo cơ sở pháp lý để các Bộ quản lý lĩnh vực sự nghiệp xây dựng, trình Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực mình phụ trách, bảo đảm tiếp tục đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với tăng cường quản lý thống nhất của Trung ương về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy và số lượng viên chức, tạo Điều kiện thúc đẩy nâng cao chất lượng cung ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu cho người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; bảo đảm thực hiện theo đúng nguyên tắc, yêu cầu đề ra.

Về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức

Tiếp tục triển khai thực hiện, hoàn thiện, đổi mới thể chế, cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, góp phần xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả; đề cao đạo đức công vụ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ, công chức, trách nhiệm của viên chức; xây dựng và triển khai các văn bản pháp luật về đạo đức công vụ và kỷ luật công vụ.

Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hệ thống chính trị đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới; tổ chức thực hiện thí Điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ, công chức theo hướng khuyến khích cán bộ, công chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài.

Tiếp tục ban hành, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ngạch công chức, hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức để tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước, phân cấp, ủy quyền, giám sát, kiểm tra công tác tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ở các Bộ, ngành và địa phương; hoàn thiện cơ sở dữ liệu công chức, viên chức, ứng dụng rộng rãi phần mềm thi tuyển và thi nâng ngạch công chức; hoàn thành việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức.

Thực hiện tốt Kết luận số 198-KL/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", trọng tâm là công tác tổ chức - cán bộ, phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng.

Về tổ chức chính quyền địa phương, địa giới hành chính

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả, đưa Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cuộc sống; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hệ thống chính trị, trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương gắn kết hữu cơ với đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp. Hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với đặc Điểm ở nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật định; Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ mới. Thực hiện thí Điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện. Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm tổng kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện ở những nơi có đủ Điều kiện. Trên cơ sở đó, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp ở cơ sở; nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở; tiêu chí, quy trình và thủ tục công nhận xã An toàn khu, vùng An toàn khu, xã đảo.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, hoàn thành Dự án “Hoàn thiện hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”; sắp xếp, Điều chỉnh, thành lập mới và phân loại đơn vị hành chính các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết dứt Điểm tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa một số địa phương do lịch sử để lại.

Trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức cơ sở, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Quy định cụ thể và thống nhất công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; chuyển dần đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức sang bồi dưỡng theo chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm; tập trung vào bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu công việc.

Đa dạng, linh hoạt các hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Tập trung, bán tập trung, bồi dưỡng theo hình thức học trực tuyến, các bài giảng điện tử có thể kết nối với trang web của các cơ sở đào tạo theo quy định; xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm quản lý, hoạt động thực tiễn công vụ và có phương pháp sư phạm. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ, công chức viên chức học tập và tự học để nâng cao trình độ, năng lực thực thi công vụ; triển khai thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016).

Về chính sách tiền lương

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương theo các Kết luận của Trung ương để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét thông qua vào thời Điểm thích hợp, khi có đủ Điều kiện thực hiện trên cơ sở khung cân đối ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước Điều chỉnh chính sách tiền lương cho phù hợp.

Về công tác cải cách hành chính

Nâng cao chất lượng toàn diện triển khai cải cách hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp từ Trung ương tới địa phương đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Gắn kết chặt chẽ trong cải cách hành chính với việc triển khai các nhiệm vụ, đề án, dự án; có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, các tỉnh thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 chất lượng, hiệu quả trên cơ sở thực hiện các nội dung về giải pháp, kinh phí và trách nhiệm thực hiện được quy định tại Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ.

Đôn đốc triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn cải cách hành chính với cải cách lập pháp, tư pháp; cải thiện toàn thể môi trường đầu tư, kinh doanh.

Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại các bộ, các tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính.

Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm tốt trong cải cách hành chính ở trong nước giai đoạn vừa qua, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam.

Về tổ chức hội và tổ chức phi chính phủ

Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về hội theo hướng thể chế hóa quan Điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội; hoàn thiện, trình Quốc hội Khóa XIV ban hành Luật về hội và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả; đẩy mạnh tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành để đưa Luật vào cuộc sống.

Bảo đảm việc cho phép thành lập hội, quỹ, cho phép tổ chức đại hội và phê duyệt, công nhận Điều lệ hội, quỹ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức làm công tác hội và những người làm việc tại hội, công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội, quỹ và tổ chức, hoạt động của hội, quỹ được quan tâm qua đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hội, tổ chức phi chính phủ, tạo Điều kiện để các tổ chức này hoạt động đúng hướng và hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Về công tác thi đua, khen thưởng

Tiếp tục quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu do Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX đề ra với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước gắn với phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng, tạo sức lan tỏa.

Tiếp tục phát động các phong trào thi đua trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng hệ thống chính trị; trọng tâm là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020. Hướng các phong trào thi đua vào việc tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Định kỳ tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; khen thưởng kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch các tập thể, cá nhân lập thành tích xuất sắc; tăng cường khen đột xuất; chú trọng khen thưởng công nhân, nông dân, những người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thi đua, khen thưởng; các bộ, ngành, địa phương chủ động tham mưu, ban hành các văn bản hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng theo thẩm quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và công tác thanh tra, kiểm tra; giám sát các phong trào thi đua và công tác khen thưởng để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng.

Khuyến khích, tạo Điều kiện cho công chức, viên chức chủ động nghiên cứu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý về công tác thi đua, khen thưởng. Đặc biệt là nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực bằng tự đào tạo, bồi dưỡng để mỗi cán bộ lãnh đạo, chuyên viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay.

Về công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Hướng dẫn, tạo Điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước; giải quyết các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ theo pháp luật; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quần chúng tổ chức các chương trình hoạt động thu hút quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành tham gia phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng và Nhà nước những thành tựu trong công tác tôn giáo; đấu tranh làm thất bại những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo theo định hướng thể chế hóa đầy đủ các quan Điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo và đảm bảo sự đồng bộ giữa các luật có liên quan như: Đất đai, Dân sự, Kinh tế,... tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tôn giáo, hoàn thiện, trình Quốc hội khóa XIV ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung Đề án “Chính sách tổng thể về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta” trình Bộ Chính trị thông qua và triển khai thực hiện.

Nâng cao cảnh giác cách mạng, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia; tiếp tục chú trọng công tác đối ngoại tôn giáo.

Về công tác văn thư, lưu trữ Nhà nước

Tiếp tục triển khai Luật Lưu trữ và các văn bản hướng dẫn thi hành vào cuộc sống, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ, đặc biệt là tài liệu Châu bản - Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phân định chức năng, nhiệm vụ và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về lưu trữ Việt Nam; đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ lưu trữ thông tin số trong các cơ quan nhà nước; tiếp tục tổ chức thực hiện lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia; thực hiện sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam; tiếp tục triển khai Quy hoạch ngành Văn thư Lưu trữ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Về công tác thanh niên

Tập trung triển khai xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005 báo cáo Chính phủ xem xét, trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua; tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Thanh niên. Hoàn thiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên.

Tiếp tục triển khai và hoàn thành Dự án thí Điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thuộc 62 huyện nghèo (nay là 64 huyện); đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ ưu tú trưởng thành từ thực tiễn để bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cấp trên cơ sở kết quả triển khai Dự án 600 Phó Chủ tịch xã; Đề án thí Điểm thu hút trí thức trẻ có trình độ đại học tình nguyện về xây dựng nông thôn, miền núi; giai đoạn 2013 - 2020; Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở cấp xã; triển khai chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ trẻ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các nhà khoa học trẻ.

Về công tác bình đẳng giới, quy chế dân chủ cơ sở

Tiếp tục triển khai việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo Nghị định số 98/2014/NĐ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ quy định việc thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Triển khai các nội dung thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16/7/2012 của Chính phủ quy định về trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước.

Tổ chức thực hiện Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện biện pháp bảo đảm bình đẳng giới đối với nữ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.

Về công tác thanh tra, kiểm tra ngành Nội vụ

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra, kiểm tra công vụ; nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc xây dựng Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nội vụ đặc biệt là trong công tác tổ chức cán bộ để Bộ Nội vụ phát huy vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra đối với những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng, tôn giáo, văn thư, lưu trữ và công tác thanh niên, đặc biệt là hoạt động thanh tra, kiểm tra công vụ theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Nội vụ.

Hải Luân

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !