Ý nghĩa tục khai trương đầu năm mới

Quan niệm xưa của ông bà ta cho rằng, cửa hàng, công ty, nhà xưởng… đều nằm trên đất có vị “Thổ thần” cai quản nên khi khai trương vào đầu năm mới cần phải làm lễ xin phép “Thổ thần” để được phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt..

Chọn ngày khai trương phù hợp

Chính vì ý nghĩa đó, sau khi ăn Tết với gia đình, các cửa hàng lớn, nhỏ đã nghĩ đến chuyện chọn ngày nào để khai trương tốt nhất, chọn ngày sao cho hợp với năm, với tuổi của người chủ, vậy mới mong “đầu xuôi đuôi lọt”, vận khí điều hòa. Thông thường, ngày tốt sẽ là các ngày chẵn như mùng 2, mùng 4, mùng 6, để mong được chẵn tròn, đủ đầy trong năm mới. Có người hợp tuổi với mùng 2 Tết nên chọn khai trương bán lấy ngày, sau đó đóng cửa tiếp tục vui xuân cho đến ngày thích hợp mới mở bán chính thức.

Ý nghĩa tục khai trương đầu năm mới - ảnh 1

Tiết mục múa rồng trong lễ khai trương đầu năm

Còn mùng 5 ít được chọn để khai trương, bởi có người còn quan niệm “mùng 5, mười bốn, hăm ba” là ngày xui, không nên động thổ hay xuất hành, khai trương. Thế nhưng, theo nghiên cứu trong quyển Cơ sở văn hóa Việt Nam, Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng, sở dĩ người dân sợ những ngày trên do những ngày đó dành cho vua, quan đi tuần hành, thị sát. Nếu trên đường có người dân nào khinh xuất không lễ lạy sẽ bị quở phạt. Do vậy, đã hình thành tục lệ kiêng cữ, không nên ra khỏi nhà vào những ngày đó để khỏi rước họa vào thân. Với xã hội hiện đại như ngày nay thì tục lệ trên đã không còn phù hợp nên một số cửa hàng vẫn chọn mùng 5 để khai trương miễn là thuận lợi cho mọi việc. Riêng mùng 7, mùng 8 cũng ít ai chọn lựa để khai trương. Bởi theo âm Hán Việt, 7 là thất, 8 là bát, khai trương vào những ngày này sẽ gặp toàn thất bát, kém may mắn trong năm mới. Với những người buôn bán hàng quán hoặc dịch vụ phải làm liên tục từ 30 sang mùng 1 Tết cũng không thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, lúc đó không thể cúng khai trương vì không đóng cửa, chỉ cần cúng “Thần tài” đơn giản.

Đầy đủ nghi lễ

Những người buôn bán hay thờ cúng thần tài, thổ địa. Ngay khi vào đầu buổi sớm, họ đã thắp một cây nhang để cúng thần tài thì trong ngày đầu năm, việc cúng kiếng có phần trang trọng hơn: Thêm hoa, trái cây, thức ăn mặn như gà, thịt, tôm, cá… tùy vào khả năng của gia chủ. Trước khi khai trương phải chọn giờ tốt, có người đi chùa rước lộc về gởi “Thần tài” giữ, nhờ người có “vía tốt” mở hàng. Với những người kinh doanh lớn thì lễ khai trương xôm tụ hơn, rước lân, rồng đến cùng “Thần tài”. Bài múa lân khai trương sẽ có những điệu múa khác với múa lân chúc Tết. Về màu sắc rồng, lân cũng khác, rồng bạc và rồng vàng được ưa chuộng trong khai trương vì tượng trưng cho vàng bạc tới nhà. Sau phần múa lân rồng, một số nơi thường có biểu diễn võ thuật và khí công, vì người ta tin rằng, điều đó sẽ đem lại “khí lực” cho công việc làm ăn phát đạt. Những dịp như thế cũng thu hút nhiều người đến xem và cổ vũ, tạo không khí đông vui, tấp nập cần thiết cho việc kinh doanh.

Dẫu biết là việc kinh doanh còn lắm may rủi, hên hay xui là do nhiều yếu tố, chứ không phải việc bày biện cúng kiếng linh đình thì các vị thổ thần, thổ địa, thần tài phù hộ. Tuy nhiên, khi hoàn thành nghi thức đó, người kinh doanh mới cảm thấy yên tâm hơn và luôn tâm niệm, trong việc làm ăn hay làm người phải “có trước có sau”, biết tôn trọng các bậc thần thánh thì việc làm ăn mới thuận lợi. Bên cạnh việc chuẩn bị lễ nghi khai trương chu đáo, vào cuối năm, cửa hàng, doanh nghiệp đã có những chiến lược kinh doanh phù hợp trong năm mới như đổi mới phương thức sản xuất, tăng năng suất, hiệu quả lao động, cải thiện chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, gia tăng chế độ chăm hậu mãi và chăm sóc khách hàng… để tăng hiệu quả hoạt động.

NGỌC GIANG/Báo An Giang

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !