Vui như đi hội Thổ Hà

Một mùa xuân, tôi cùng bạn bè đi qua biết bao nhiêu lễ hội, nhưng có lẽ, chỉ khi đến Thổ Hà thì mới biết thế nào là thực vui của cái gọi là Hội, thế nào là trang trọng, nghiêm cẩn của cái gọi là Lễ.
Đến mức, anh bạn tôi, một người có tiếng “khó tính” cũng phải thốt lên “Đi hội, đúng là phải vui như ở Thổ Hà”.

Một lý do rất quan trọng khiến hội Thổ Hà đặc biệt thu hút du khách thập phương là tính nguyên gốc, mà căn nguyên có lẽ xuất phát từ chỗ Thổ Hà là một trong những làng quê hiếm hoi của Bắc Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn những công trình văn hoá tâm linh, nơi diễn ra các hoạt động hội hè là đình-chùa-từ chỉ.

Trước kia, một năm Thổ Hà có 4 ngày hội lớn. Nhưng mấy năm gần đây, làng đã nhập bốn lễ hội thành một, tổ chức trong hai ngày: 21, 22 tháng Giêng âm lịch. Lễ hội tôn vinh Thành hoàng làng, đã được tôn thành Thánh, cầu cho người làng một năm no đủ, sức khỏe dồi dào, con cháu học hành chăm chỉ…

Vui như đi hội Thổ Hà - ảnh 1

Lễ rước kiệu trong Lễ hội Thổ Hà

Trước khi lễ hội diễn ra nhiều ngày, việc chuẩn bị đã được bàn bạc và cắt cử, phân chia cho từng xóm đăng cai, năm nay đến lượt xóm 4. Theo các cụ cao tuổi trong làng, vào hôm trước ngày diễn ra Lễ rước chính thức, Ban tế sẽ tập trung ở đình, thậm chí ăn ngủ tại đình, lo đèn nhang, lễ vật để tế Thánh và mời Thánh về dự hội cùng dân làng. Những người sẽ tham gia đoàn rước sáng ngày chính hội đều phải tắm với nước gừng ngâm rượu, không được gần gũi vợ. Khi đoàn rước kiệu Thánh đi qua, không ai được đứng ở những nơi cao hơn kiệu Thánh, những trai đinh tham gia lễ rước khi "cờ lên đai, kiệu lên vai" đều phải giữ yên lặng.

Năm nay, Lễ rước diễn ra vào sáng sớm ngày 21 tháng Giêng với tâm điểm vẫn là ba ông Phúc, Lộc, Thọ được hóa trang kỳ công, sống động, đại diện cho mơ ước của người dân. Trước khi Lễ rước diễn ra, du khách còn được chứng kiến những hoạt động dâng quà vô cùng trang trọng từ xóm 1, 2, 3 mang qua xóm 4. Đoàn rước được dẫn đầu là đội múa kỳ lân, sau là đội bát nhã, rồi đến hương án, kiệu bành, kiệu mẫu, kiệu Thánh…

Trước khi lễ rước bắt đầu, tất cả các thành phần tham gia đoàn rước như ba ông Phúc, Lộc, Thọ, đội múa sinh tiền, tổng kiếm, tổng cờ…. đều phải vào làm lễ tại từ chỉ, rồi mới nhập vào đoàn rước về Đình làng.

Đoàn rước đi đến đâu, bà con, du khách ùa ra xem đến đó, không khí vừa trang nghiêm, vừa rộn ràng.

Sau phần Lễ, Thổ Hà bước vào hội. Cũng như tôi, khá nhiều du khách mà tôi gặp hôm ấy là “khách thường niên” cứ “đến hẹn lại lên”. Những bạn trẻ trong Nhóm những người thích gà chọi Thổ Hà , những người yêu quan họ bờ Bắc sông Cầu, …. đều hẹn nhau về.

Đi hội Thổ Hà, bạn sẽ chẳng lo bị “móc túi” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Chẳng có bàn cờ chiếu bạc trá hình, chẳng có quan họ ngả nón xin tiền, từ đầu làng cuối xóm, chỉ toàn là những tiếng cười vui, những gương mặt rạng rỡ. Nơi này là góc thư pháp, chỗ kia là bàn tổ tôm điếm. Sới này hăng say chọi gà, thì nơi kia đấu trí cờ tướng. Nhà nhà sẽ mở cửa, vui vẻ đón khách về.

Vui như đi hội Thổ Hà - ảnh 2

Hát quan họ trên sông trong Lễ hội Thổ Hà


Lại nói về hội, có một điều thú vị ở Thổ Hà, mà chắc cũng không nhiều người biết: đây là một lễ hội hát quan họ cực hay. Tôi đã đôi lần được mách bảo: không kịp trảy hội Lim thì nhớ ghé về Thổ Hà.

Thổ Hà là một làng quan họ gốc của Kinh Bắc. Các cụ ở đây kể rằng, mỗi năm, trước ngày mở hội, các liền anh, liền chị quan họ đều có cơi trầu sang làng Diềm (Quả Cảm - Yên Phong - Bắc Ninh) để xin phép bà chúa quan họ và có lời mời liền anh, liền chị quan họ làng Diềm (nơi kết nghĩa với Thổ Hà) về dự hội và ca hát.

Trong hội Thổ Hà, các liền chị, liền anh chỉ hát các làn điệu quan họ cổ. Một hội hát quan họ Thổ Hà có thể dài hoặc ngắn, đôi khi kéo dài suốt hai ngày, bao giờ cũng bắt đầu bằng những canh hát trên sông, sau đó được chuyển về đình làng để tiếp tục các canh hát thâu đêm. Có một điều đáng quý là quan họ Thổ Hà chỉ hát phục vụ nên ở đây không hề có chuyện mời chào, chèo kéo du khách, không hề có chuyện ngã giá-trả tiền. Chủ nhà mến người khách yêu quan họ thì mời nhau miếng trầu, tặng nhau câu hát. Khách thì trọng người chủ biết giữ duyên quan họ. Chủ - khách nên duyên nhờ câu dân ca, trân trọng nhau như nghĩa quan họ. Chả thế, nhiều người vẫn bảo nhau: quan họ Thổ Hà thanh khiết và đằm thắm, ngọt ngào.

Chả thế mà, hết 2 ngày hội, nhiều người vẫn ngẩn ngơ sao mà nhanh quá, vui chưa kịp trọn, bâng khuâng lưu luyến giã bạn, lại đành chờ năm sau, mùa xuân, thì “đến hẹn lại lên”.

T. Huyên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !