Vì sao năm nay Việt Nam có nhiều siêu bão?

Theo tạp chí Forbes (Mỹ), trong năm nay, Việt Nam đã phải hứng chịu nhiều cơn bão lớn và cả siêu bão so với các nước láng giềng. Đây là một hiện tượng khác lạ so với những năm trước.

Hôm 20/11, cơn bão nhiệt đới Kirogi đã đổ bộ vào Việt Nam với sức gió mạnh 63km/giờ. Hồi tháng Bảy, một cơn bão khác mang tên Talas cũng lấy đi sinh mạng của 14 người ở Việt Nam. Mặc dù không dữ dội như cơn bão Harvey hay Maria vừa ập vào vùng Caribe, nhưng những cơn bão trên cùng nhiều cơn bão khác đã ngấm ngầm gây thiệt hại cho Việt Nam, biến năm 2017 thành năm có thời tiết khắc nghiệt nhất đối với Việt Nam trong nhiều năm qua.

Đường đi của bão Damrey - cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam hồi đầu tháng 11/2017.

Tính đến thời điểm hiện tại, năm 2017 đã có tới hai cơn bão lớn (Kirogi và Talas) cùng với 4 cơn bão có sức gió mạnh ở mức nguy hiểm và gây mưa lớn đã đổ bộ vào Việt Nam. Ông Jason Nicholls, nhà khí tượng học cao cấp của Trung tâm dự báo thời tiết AccuWeather Mỹ cho hay, mặc dù 6 cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam một năm chưa đến mức bất thường nhưng năm 2017 vẫn là năm có thời tiết khắc nghiệt đối với Việt Nam bởi chỉ tính từ giữa tháng Chín tới nay đã có 4 cơn bão.

Hơn nữa, trong mùa bão, từ tháng Sáu tới tháng Mười Một hàng năm, Việt Nam thường gặp vài cơn bão lớn, nhưng thường nhẹ nhàng hơn so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Vậy tại sao năm nay siêu bão lại đổ bộ nhiều vào Việt Nam? Ông Nicholls lập luận, có lẽ vì vùng xích đạo Thái Bình Dương đang "có xu hướng" theo mô hình thời tiết La Nina theo chu kỳ, có nghĩa là dòng nước đặc biệt lạnh ở trung và đông vùng xích đạo Thái Bình Dương kết hợp với dòng nước ấm phía tây vùng xích đạo Thái Bình Dương (bao gồm cả Biển Đông).

Ông nói: "Tác động chính của sự thay đổi này trên khắp Thái Bình Dương là nó dịch chuyển khu vực hình thành bão nhiệt đới về phía Philippines và vùng Đông Nam Á. Chúng ta đã chứng kiến được sự thay đổi này trong suốt mùa thu năm nay. Những cơn gió lốc khác thường của năm 2017 đã đẩy các cơn bão tây Thái Bình Dương vào bờ biển dài 3.444km của Việt Nam hơn là các vùng khác của châu Á.

Đầu tháng Mười Một, Damrey - một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam năm 2017 với tốc độ gió lên tới 177km/h đã giết chết 106 người. Đây là cơn bão tồi tệ nhất kể từ năm 2001.

Ông Mark Bowyer, người sáng lập Rusty Compass - một trang web về du lịch, cho hay, lũ lụt thường xuyên xảy ra ở miền Trung Việt Nam trong hai thập kỷ qua. Ông cho hay, một bãi biển đã bị biến mất do tình trạng xói mòn. Ông Bowyer nói: "Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tần suất và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt đang ngày càng tăng".

Mỗi khi lũ lụt xảy ra, các con đường, nhà cửa đều bị ngập nước trong khi những cánh đồng bị biến thành những hồ nước.

Ông Adam McCarty - nhà kinh tế trưởng của Công ty tư vấn Mekong Economics tại Hà Nội cho hay, ở ngoại ô thành phố Huế lịch sử, cách Thủ đô Hà Nội 540km về phía Nam, các hoạt động nông nghiệp, đánh bắt cá và du lịch đã bị đình trệ khi người dân phải vật lộn để đi học và đi làm trên những con đường bị lũ lụt tàn phá.

Theo ông, các trận lũ lụt gần đây không ảnh hưởng nhiều đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ở những vùng đất cao hay các nhà máy quan trọng của Việt Nam nhưng nó đã khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh khốn khó. Nhiều tháng trong năm, khi mùa mưa bão đến, người dân ở nhiều nơi liên tục phải chạy bão.

Phạm Khánh (lược dịch)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !