Vì sao không được đi vào cửa giữa chùa, đền?

Đầu năm người ta cầu phúc chủ yếu vào các đền, quán, đình; đi cầu về tâm thường đến với chùa. Đến chùa chúng ta tuyệt đối không đi vào cửa giữa, vì cửa giữa là cửa của thần thánh - đi vào đó là ta phạm thượng.
Vì sao không được đi vào cửa giữa chùa, đền? - ảnh 1

GS Trần Lâm Biền

Cầu phúc ở đình, cầu bình an đến chùa

GS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hóa cho biết, người Việt Nam coi thần linh là một thế lực siêu hình có khả năng tác động đến cuộc sống đời thường của họ. Và thế lực này đối với người Việt Nam nó gần gũi và vì con người mà tồn tại đồng thời cũng vì con người mà ban phúc.

“Người Việt Nam đã nhận thức về thần linh một cách rất rõ ràng, phần nào chúng ta thấy có gần gũi với nhận thức của chúng ta hiện nay mà nhận thức ấy có từ  500- 600 trăm năm về trước có nói rõ ràng rằng ở trên tấm bia chùa Bối Khê (Thanh Oai) “anh tú của đất trời là sông núi, anh tú của sông núi là thần linh mà thần linh là thế lực phải đem mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi đến cho con người”- GS Trần Lâm Biền nói

Đầu năm cũng là khởi đầu một chu trình thời gian mới với tư duy nông nghiệp, người ta đi đến thần linh để cầu sinh khí. Vì vậy, GS Biền cho rằng “ đầu năm không chỉ đi lễ chùa, mà đi đến cả những đình đền và miếu hay đặc biệt những phủ, điện thờ mẫu”.

GS Lâm Biền cũng lưu ý, đầu năm người ta cầu phúc chủ yếu vào các đền, quán, đình. Đi cầu về tâm người ta thường đến với chùa vì một lẽ đơn giản - đạo phật là một hệ triết học vô thần từ bi và thoát tục - đến với ngôi chùa  là đến với trí tuệ phật và với trí tuệ phật để làm điều thiện, có nghĩa là - người ta hướng đến cái thiện tâm trên cơ sở trí tuệ phật mà đức phật đã dạy thông qua tam tạng kinh (luật và luận)...

“Ở ngôi chùa vốn gốc không gắn với những sự việc ở đời thường mà chỉ hướng đến cho con người tìm cái giải thoát tức là giải thoát khỏi mọi sự khổ đau ở trên đời này - khỏi sinh lão bệnh tử mà muốn thoát khỏi cái đó chủ yếu trên nền tảng cái trí tuệ mà thôi. Tức là phải lấy trí tuệ sự hiểu biết đến cùng cực để vượt qua các đau khổ nhưng mọi sự có tính chất quy luật của nó không ai có thể cưỡng được cái quy luật: sinh- trụ- dị- diệt. Và khi không cưỡng được thì phải có sự chấp nhận điều đó trên nền tảng trí tuệ. Vì vậy mà trong chùa nó sẽ không có những hiện tượng như dâng sao giải hạn, không có những hiện tượng đến đó đem lễ để cầu xin những gì về vật chất”- GS Lâm Biền nhấn mạnh.

Chùa chiền không phải nơi khoe thân xác

GS Lâm Biền cũng cho biết thêm, khi đến một di tích để lễ phải có thái độ kính cẩn đối với thần linh trước hết ở cách phục trang. Theo đó, phục trang nên theo quy định bởi vì quy định ấy tạo nên cho mình sự kính cẩn và làm cho mình hướng tâm đến cái điện thần chứ không phải là hướng tới chính mình, khoe thân xác của mình với xung quanh. Bởi theo GS Biền thì “ở đây, không phải là để nói lên cái cá nhân mà đi vào đền, chùa để tìm cái chung thuộc về bản sắc văn hóa dân tộc mà trong bản sắc văn hóa dân tộc ấy quan tâm nhiều đến cộng đồng”.

Ngoài ra, GS Lâm Biền cũng hướng cho biết thêm, trong nhà phật có chữ Vạn (là hai chữ Z lồng nhau và hai chữ Z ấy  tạo nên chiều quay ngược kim đồng hồ). Nó là biểu tượng của lửa tam muội, lửa tam muội là sự thiêng hóa lửa mặt trời. Mặt trời là nguồn sinh lực vũ trụ vô biên đem hạnh phúc đến cho con người, cho nên chữ Vạn cũng quay ngược chiều kim đồng hồ - là con đường biểu kiến, con đường tượng trưng cho sự vận động của mặt trời.

“Nên con người khi vào một ngôi chùa hay ngôi đền hay bất kể một di tích tôn giáo tín ngưỡng nào, người ta cũng đi vào từ bên phải của mình (tức bên trái của di tích) và khi đi ra ở phía ngược lại. Khi đi như vậy thì nó sẽ tạo cho cái tâm ta được yên tĩnh, làm cho ta tiến bộ thiện căn.

Còn nếu chúng ta đi từ bên trái của mình ra phía bên kia thì sẽ thiêu đốt thiện căn. Đó là lý do vì sao những ngày Tết,  các di tích phải mở cửa cả hai bên. Tuyệt đối không đi vào cửa giữa, vì  cửa giữa là cửa của thần thánh. Ta đi vào đó là ta phạm thượng”- GS Lâm Biền nhấn mạnh.

Khi  bước qua ngưỡng cửa sẽ chặn lại tất cả những xấu xa của cả tâm ta và thể xác cho nên thông thường các nhà chùa, đình thường đề nghị để dép ở bên ngoài để cho tâm và thân ta được trong sạch thì mới tiếp cận được với thần linh.

“Khi đi vào chùa bao giờ cũng phải lễ Đức ông trước, bởi vì phật thọ ký cho đức ông cai quản mọi cảnh chùa mà ít nhất chúng ta phải xin vào xin phép ông ấy trước. Cũng giống như việc chúng ta vào một bộ phải gặp Chánh văn phòng đã rồi mới được tiếp cận với bộ, thứ trưởng chứ có ai được vào tiếp cận Bộ thứ trưởng ngay được. Do đó, khi vào với Đức ông ta khai  ở đâu, tên là gì, bao tuổi đến lễ có việc gì hay chỉ lễ tâm thành ngày đầu xuân thôi. Sau đó mới vào bàn thờ giữa (tam bảo) để lễ phật”- GS Lâm Biền nói. 

N.Huyền

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !