Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca: Ký ức của người duy nhất còn sống

46 năm trôi qua kể từ khi diễn ra trận chiến phá cầu Thạch Hãn ngày 10/4/1972 của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca, tên của các anh đã được khắc trên bia mộ với tinh thần chiến đấu quật cường bảo vệ Tổ quốc.

Ông Vũ Quang Thành bồi hồi khi nhắc lại quá khứ của Trung đội Mai Quốc Ca.

19 chiến sỹ ngã xuống gần cầu Thạch Hãn

Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi tìm về ngôi nhà của cựu chiến binh Vũ Quang Thành (sinh năm 1953, tên trong quân ngũ là Vũ Ngọc Thành, trú ở thôn Đồng Minh, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Ông là người duy nhất còn sống của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca, tham gia trận phá cầu Thạch Hãn ngày 10/4/1972 năm xưa.

Trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, vừa nhâm nhi ly nước, ông Thành vừa bồi hồi ôn lại kỷ niệm cũ: Sinh ra trong thời kỳ đất nước chiến tranh chia cắt, năm 1971, chàng trai xứ Thanh khi đó 18 tuổi đã xung phong lên đường nhập ngũ và được huấn luyện ở Đại đội 10, Tiểu đoàn 634 thuộc Tỉnh đội Thanh Hóa, huấn luyện ở Như Xuân. Sau khi huấn luyện 5 tháng ở Thanh Hóa thì ông được bổ sung vào đơn vị đóng quân ở xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ở đây, ông tiếp tục huấn luyện đến cuối tháng 2/1972 thì vào Trung đội 2, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, đóng quân ở chiến trường Quảng Trị, làm công việc vận chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch năm 1972.

Ông Thành kể: “Cách đây đúng 46 năm, vào đêm 9/4/1972, Trung đội quân giải phóng mang tên người Trung đội trưởng Mai Quốc Ca (quê ở Thanh Hóa) gồm có 20 chiến sỹ  thuộc Trung đội 2, Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, được giao nhiệm vụ mang 100kg thuốc nổ TNT đánh chiếm và phá hủy cầu Thạch Hãn để ngăn chặn chi viện của địch từ thị xã Quảng Trị lên Ái Tử, Đông Hà”.

Trên đường hành quân đêm tối từ xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Trung đội Mai Quốc Ca băng qua nhiều rừng núi đến đồng bằng, vượt qua nhiều căn cứ chiếm đóng của địch ra đến Quốc lộ 1 vào lúc 4h sáng 10/4, khi còn cách cầu Thạch Hãn khoảng 100m thì gặp quân chủ lực của địch phục kích với lực lượng lớn quân lính tinh nhuệ, pháo binh, xe tăng yểm trợ, tạo thành gọng kìm lớn bao vây.

Kể đến đây, ông Thành rưng rưng nước mắt: “Anh em đang trên đường hành quân thành nhiều nhóm thì bị địch phát hiện bao vây, phải tản ra các hướng chiến đấu độc lập, kiên quyết bám trụ, đẩy lùi những đợt tấn công của địch, quyết tâm không chịu khuất phục. Đến khoảng 11h trưa ngày 10/4/1972 thì 19 đồng đội lần lượt hy sinh”.

Tuy nhiên, trong thế trận ấy, Trung đội Mai Quốc Ca đã tiêu diệt được 125 lính ngụy, 2 cố vấn quân sự Mỹ và bắn cháy nhiều xe cơ giới của địch.

Khi tiếng súng ngừng nổ, người dân Quảng Trị muốn đưa thi thể các chiến sĩ đi chôn cất, nhưng quân địch bắt đem phơi nắng để thị uy. Đến khi người dân kéo đến đông để uy hiếp thì chúng mới nhượng bộ để bà con đưa các thi thể đi mai táng.

Những giây phút bị hành hạ, khổ sai trong lao tù

Ông Thành trong một lần vào thăm đài tưởng niệm Mai Quốc Ca.

Là người duy nhất còn sống của Trung đội Mai Quốc Ca, ông Vũ Quang Thành nhớ lại: “Khi đó tôi bị thương nặng, rách ở bụng rất to và thủng ruột, nhưng cố bò được ra đến bờ sông thì mê man, ngất đi không biết gì. Khi tỉnh dậy phát hiện pháo sáng thì xác định hướng ra cứ khi mình xuất quân để trở về, nhưng lại bị địch phục kích bắn đạn, sau đó chạy vào làng thì bị lính ngụy bắt ngày 12/4/1972”.

Sau khi bị bắt, ông bị đưa đi hỏi cung, rồi được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Huế), tiếp đó được đi Bệnh viện Duy Tân (Đà Nẵng) để tiếp tục chữa trị trong thời gian 2 tháng. Khi sức khỏe dần hồi phục, ông bị đưa ra trại giam Non Nước (Đà Nẵng) để lao động, khổ sai một thời gian, rồi lại vào nhà lao Bạch Đằng (Sài Gòn) để lấy cung, thẩm vấn.

Kể về những ngày tháng khổ sai ấy, ông Thành nói: “Khi đó, đích thân cố vấn Mỹ thẩm vấn tôi, xong chúng đưa tôi về trại giam Non Nước làm các thủ tục và chuyển thẳng tôi ra nhà tù Phú Quốc làm tù binh tháng 9/1972”. Đến 10/3/1973, sau khi Hiệp định Paris ký kết, ông cùng các đồng đội bị giam cầm đã được trả tự do.

Ở quê nhà, bố ông vừa mất được một thời gian cũng là lúc người nhà nhận được giấy báo tử ông. Cả nhà suy sụp. Nhưng rất may, sau đó gia đình nhận được thư ông viết tay gửi về, biết ông vẫn còn sống nên gia đình đã trả lại giấy báo tử cho cơ quan chức năng.

Năm 1974, ông được đơn vị cho phục viên trở về quê hương rồi đi học lớp trung cấp kế hoạch và tham gia công tác tại địa phương. Năm 1975, ông lập gia đình với bà Trịnh Thị Huệ, sinh hạ được 3 người con, 2 gái, 1 trai.

Tháng 6/1996, khi về thăm lại chiến trường xưa, nơi những đồng đội ngã xuống, ông tình cờ phát hiện có tên mình khắc trên tấm bia liệt sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca. Ông đã thông báo với cơ quan chức năng về sự nhầm lẫn này.

Các cơ quan chức năng đã quy tụ hài cốt của 19 liệt sĩ của Trung đội Mai Quốc Ca lại thành một khu riêng biệt; cũng đã khai quật lấy mẫu AND, xác định được 16/19 tên tuổi, thân nhân của các liệt sĩ.

Năm 1973, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đồng thời phong tặng danh hiệu “Trung đội 1 thắng 100” cho Trung đội Mai Quốc Ca.

Ngoài ra, để tưởng nhớ chiến công của Trung đội Mai Quốc Ca, Nhà nước cũng đã xây dựng đài tưởng niệm bên bờ sông Thạch Hãn có tấm bia khắc hình 20 quả tim màu đỏ như một biểu tượng bất diệt của tinh thần chiến đấu quả cảm và sự hy sinh anh dũng của họ.

Ngày nay, 19 ngôi mộ đã được phân thành một khu riêng biệt và cùng khắc chung một cái tên Trung đội Mai Quốc Ca tại nghĩa trang liệt sỹ Ái Tử tại huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.

Trần Nghị

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !