Thời tiết xuân Giáp Ngọ 2014: Ấm áp, tiềm ẩn bão

Nền nhiệt độ trung bình các tháng 1 và 2 năm 2014 ở Bắc Bộ được dự báo phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm.
Thời tiết xuân Giáp Ngọ 2014: Ấm áp, tiềm ẩn bão - ảnh 1

Thời tiết 2 tháng đầu năm 2014 ấm áp hơn trung bình 30 năm qua - ảnh: Tuệ Khanh


Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong những tháng đầu năm 2014, bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) vẫn có khả năng xuất hiện và hoạt động trên khu vực Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Nền nhiệt độ trung bình các tháng 1 và 2 năm 2014 ở Bắc Bộ được dự báo phổ biến ở mức cao hơn một ít so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ, các khu vực khác phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN cùng thời kỳ. Các tháng 3 và 4 năm 2014 trên phạm vi toàn quốc phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN cùng thời kỳ.

Các đợt rét đậm, rét hại (nhiệt độ trung bình ngày ở các tỉnh Đồng Bằng Bắc Bộ xuống dưới 15 độ C, kéo dài từ 3 ngày trở lên) ở các tỉnh Bắc Bộ vẫn còn có khả năng xảy ra trong tháng 1 và nửa đầu tháng 2/2014, tuy nhiên ít có khả năng kéo dài như đợt rét cuối tháng 12 năm 2013 vừa qua.

Dự báo lượng mưa các tháng 1 và 2/2014 của mùa đông xuân 2013-2014 ở Bắc Bộ phổ biến ở mức thấp hơn một ít so với TBNN. Đến tháng 3 và 4 năm 2014 có khả năng ở mức cao hơn một ít so vớiTBNN.

Ở Trung Bộ, các tháng từ tháng 1 đến tháng 4/2014 ở phía bắc phổ biến ở mức xấp xỉ với TBNN; khu vực NamTrung Bộ ở mức cao hơn một ít so với TBNN cùng thời kỳ.

Nam Bộ và Tây Nguyên các tháng từ tháng 1 đến tháng 4/2014 phổ biến ở mức cao hơn một ít so với TBNN. Trong mùa khô cũng có khả năng xảy ra các đợt mưa trái mùa.

Vụ đông xuân năm 2013-2014, dòng chảy toàn hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình có khả năng ở mức nhỏ hơn TBNN khoảng 5-18%, trong đó các tháng 1 và tháng 2/2014 thiếu hụt khoảng 10-40% và các tháng 3 và tháng 4/2014 thiếu hụt khoảng 5-10%.

Trên sông Hồng tại Hà Nội, lưu lượng trung bình từ tháng 1 đến tháng 4/2014 ở mức 900-1100 m3/s (TBNN là 1180m3/s). Mực nước thấp nhất tại trạm thủy văn Hà Nội có khả năng ở mức 0,3-0,5m và xuất hiện vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 năm 2014.

Mùa cạn năm 2013-2014 tình trạng thiếu nước ít khả năng sẽ diễn ra gay gắt trên diện rộng. Một số nơi vẫn có thể xuất hiện tình trạng khô hạn cục bộ như vùng Đông Bắc và miền núi phía Bắc. Các hồ chứa thủy điện lớn như Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà đã tích đến mực nước thiết kế, việc gia tăng cấp nước cho hạ du sẽ được tăng cường, tình trạng khó khăn trong giao thông đường thủy, cấp nước và phát điện trong mùa khô năm 2013-2014 sẽ bớt căng thẳng hơn các năm trước.


Trong khi đó, dòng chảy trên các sông ở Thanh Hóa luôn thấp hơn TBNN từ 20-35%; dòng chảy trên các sông Nghệ An, Hà Tĩnh từ nay đến cuối mùa có khả năng ở mức TBNN.

Ở Trung và Nam Trung Bộ: Đầu mùa, dòng chảy trên hầu hết các sông ở Trung, Nam Trung Bộ thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 8-30% (riêng ở Quảng Nam, Phú Yên cao hơn từ 20-35%), cuối mùa có khả năng thấp hơn TBNN khoảng 30-40%, có nơi thấp hơn 40%.

Tây Nguyên: Đầu mùa dòng chảy các sông ở Bắc Tây Nguyên ở mức cao hơn TBNN khoảng 35-50%, đến cuối mùa ở mức cao hơn từ 10-15%; đầu mùa các sông ở Nam Tây Nguyên thấp hơn từ 18-40%, cuối mùa ở mức xấp xỉ TBNN.

Đầu mùa, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,1-0,2m, đến giữa và cuối mùa có khả năng cao hơn TBNN khoảng 0,25-0,35m. Ở các tỉnh ven biển miền tây Nam Bộ, cần đề phòng tình trạng thiếu nước và xâm nhập mặn sâu vào đất liền.

Trong các tháng cuối đông xuân 2013-2014, ở các tỉnh Thanh Hóa, Tây Nguyên và Nam Bộ cần chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước, khô hạn cục bộ và xâm nhập mặn ở một số vùng.

Trong các tháng cuối của vụ đông xuân 2013-2014, một số nơi ở khu vực Đông Bắc, vùng núi phía bắc, Thanh Hóa, Tây Nguyên và Nam Bộ cần chủ động đối phó với tình trạng thiếu nước và khô hạn cục bộ. Ngoài ra, từ nửa cuối tháng 3 và tháng 4/2014 là thời kỳ giao mùa,các tỉnh Bắc Bộ, đặc biệt tại các tỉnh vùng núi phía bắc đề phòng khả năng xuất hiện những hiện tượng thời tiết nguy hiểm như dông, lốc mạnh và mưa đá.

Nguồn: VnMedia

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Đang cập nhật dữ liệu !