Sạt lở núi 3 người tử vong ở Khánh Hòa: Sẽ di dời 2.600 người dân

Vụ sạt lở núi Hòn Cậu (thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Khánh, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) kinh hoàng xảy ra lúc gần 1 giờ sáng 30/12 đã cướp đi sinh mạng của vợ, con gái út và đứa cháu ngoại mới 11 tháng tuổi của ông Hà Tấn Lực.

Dù bị thương tích trong vụ sạt lở núi, phải đi cấp cứu, song ngay sau đó, ông Hà Tấn Lực (thôn Khánh Thành Nam, xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) vẫn gắng gượng trở về nhà văn hóa thôn để lo hậu sự cho vợ, con và cháu. Nhìn cảnh ông Lực thất thần ngồi bên thi thể người thân, những người đến chia buồn đều không cầm được nước mắt.

Vận động nhân dân hỗ trợ gia đình nạn nhân

Vụ sạt lở núi Hòn Cậu (thôn Khánh Thành Nam) kinh hoàng xảy ra lúc gần 1 giờ sáng 30/12 đã cướp đi sinh mạng của vợ, con gái út và đứa cháu ngoại mới 11 tháng tuổi của ông Lực. Bản thân ông và người con gái lớn cũng bị thương tích, nhưng may mắn chạy thoát khi căn nhà nhỏ dưới chân núi bị hàng nghìn khối đất đá vùi lấp. Theo người dân trong xóm, người con gái lớn của ông Lực là Hà Thị Hồng Hạnh lấy chồng về xã Suối Tân, huyện Cam Lâm, chiều hôm trước đưa con gái là Trần Bảo Hân (11 tháng tuổi) về thăm ngoại, thì đến đêm tai họa ập xuống.

Lực lượng cứu nạn đưa nạn nhân tử vong ra khỏi hiện trường.

Sáng cùng ngày, sau khi lực lượng cứu hộ tìm thấy 3 nạn nhân xấu số, thi thể cháu Hân được gia đình đưa về nhà để lo hậu sự, còn thi thể bà Ngô Thị Hưng (vợ ông Lực) và con gái út là Hà Thị Kim Liên được chính quyền địa phương đưa đến nhà văn hóa thôn Khánh Thành Nam để tổ chức tang lễ. Trong buổi sáng, hàng trăm lượt người dân đã đến chia buồn và quyên góp nhằm chia sẻ với nỗi đau, khó khăn của gia đình nạn nhân. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh ông Lực với những vết thương trên người, thất thần ngồi bên thi thể vợ, con! Ông Trần Minh Huệ, trưởng thôn Khánh Thành Nam cho biết: “Gia đình ông Lực khá khó khăn về kinh tế. Trước khi gặp nạn, ông Lực làm thợ hồ, bà Hưng không có việc làm, còn cháu Liên thì vừa mới tốt nghiệp đại học”.

Tang lễ mẹ con bà Hưng được tổ chức tại nhà văn hóa thôn.

Bà Nguyễn Thị Yến – Phó Chủ tịch UBND xã Suối Cát cũng cho biết:  “Trước hoàn cảnh gia đình ông Lực khó khăn, nhà đã bị vùi lấp hoàn toàn nên địa phương đã đưa thi thể mẹ con bà Hưng đến nhà văn hóa thôn để tổ chức tang lễ. Xã cũng đã bố trí xong huyệt mộ cho các nạn nhân; đồng thời chỉ đạo cán bộ các thôn vận động người dân, doanh nghiệp, tiểu thương các chợ trên địa bàn xã quyên góp để hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình ông Lực nhằm giảm bớt phần nào khó khăn trước mắt”.

Người dân đến chia sẻ nỗi đau với gia đình nạn nhân.

Sẽ di dời 2.600 người dân

Theo lãnh đạo UBND xã Suối Cát, khu vực núi xảy ra sạt lở nói trên trước đây chưa từng có biểu hiện cho thấy nguy cơ xảy ra sự cố này. Bởi từ chân lên đỉnh núi đều được trồng keo và cây bụi phủ kín, đồng thời không hề có việc múc đất đá dưới chân núi. Chính vì vậy, 13 hộ dân ở rải rác dưới khu vực chân núi này không thuộc khu vực xung yếu phải di dời khi có tình huống mưa lũ xảy ra hàng năm. Tuy nhiên sau khi xảy ra vụ sạt lở khiến 2 nhà bị vùi lấp và một nhà khác bị hư hỏng nặng; trước diễn biến thời tiết xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 10, UBND xã Suối Cát đã vận động 10 hộ còn lại di dời đến nơi an toàn.

Ông Lê Thành Huy – Phó Chủ tịch UBND xã Suối Cát cho biết thêm, ngoài 13 hộ dân này, địa phương cũng đã có phương án di dời 2.600 người dân ở 3 thôn Suối Lau đến nơi an toàn.

* Ngày 30/12, UBND TP Nha Trang chỉ đạo triển khai công điện của UBND tỉnh về tập trung ứng phó mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất. 

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm Thông báo số 147 ngày 26/12/2018 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh. Kiểm tra và triển khai ngay phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp, trũng, ngập lụt, chia cắt và các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; kiên quyết sơ tán người dân, tài sản đến nơi an toàn, trong trường hợp cần thiết phải thực hiện biện pháp cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Chủ tịch UBND các xã, phường chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố nếu để xảy ra trường hợp có người chết do không được di dời, sơ tán kịp thời. Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu tàu thuyền tại bến, nhất là các khu vực neo đậu quanh các đảo, các hoạt động kinh tế trên biển và ven bờ để đảm bảo an toàn về người và tài sản, đặc biệt là đối với khách du lịch trên biển và trên các đảo. Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu tại các khu vực có nguy cơ bị chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn giao thông; tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24…

Phòng Quản lý đô thị thành phố Nha Trang chủ trì phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan rà soát các dự án, các công trình đang xây dựng tại khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét ảnh hưởng đến người dân thực hiện các phương án bảo đảm an toàn về người và tài sản cho người dân; chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khắc phục sạt lở tại các tuyến đường giao thông, đảm bảo giao thông được thông suốt.

Đài Khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ cảnh báo: Vùng biển ngoài khơi Khánh Hòa và quần đảo Trường Sa có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động, đợt gió mạnh này còn kéo dài 4-5 ngày; vùng biển phía Đông khu vực giữa và Nam Biển Đông do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh với áp thấp nhiệt đới nên gió mạnh dần lên cấp 7, giật cấp 9. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2.

Ngày 30 và 31/12, do ảnh hưởng của rìa phía Nam, không khí lạnh tăng cường mạnh kết hợp với nhiễu động gió đông trên cao hoạt động cường độ trung bình nên tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa vùng ven biển phổ biến 50-100mm/24 giờ, có nơi cao hơn. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 1.

(Thông tin tổng hợp từ Báo Khánh Hòa điện tử)
Từ khóa: sạt lở núi mưa lũ Khánh Hòa di dời dân chân núi núi Hòn Cậu xã Suối Cát huyện Cam Lâm bão số 10

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !