Quyết tâm hiến xác của ông bảo vệ "gàn" đã 64 lần hiến máu
“Ai cần máu, tôi cũng cho”
“Sau câu chuyện này, tôi nung nấu ý định sẽ hiến máu nhân đạo để cứu những bệnh nhân nghèo khó cần máu. Dù gia đình tôi phản đối vì số lần tôi hiến máu quá nhiều, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng tôi đã quyết rồi, có rất nhiều bệnh nhân cần đến những giọt máu của tôi. Cũng may là ông trời cho tôi có sức khỏe tốt”, ông Phẩm nói thêm.
Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.
Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.
Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn
“Chục năm trước, tôi làm nghề bốc vác ở Tân Bình, sau khi hiến máu xong tôi đi làm luôn, nhiều khi tay bị bầm tím, chóng mặt, nhưng cứu người là quan trọng, nên tôi không từ bỏ ý định đi hiến máu”, ông Phẩm kể về những sự cố của mình.
Tính từ năm 1996 đến ngày 11.3.2014, ông đã 64 lần hiến máu. Trước đây, một lần ông hiến 350ml máu, nhưng bây giờ bác sĩ chỉ cho phép hiến mỗi lần 250ml.
Ông tâm sự : “Ngày má tôi còn sống, má tôi kiên quyết phản đối việc tôi đi hiến máu nhân đạo, kêu tôi gàn dở, ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi có gia đình, tôi vẫn cứ đi hiến đến giờ cũng chẳng sao. Có người nói là đi hiến máu rồi người ta đem máu đi bán đấy, nhưng mà tôi chẳng quan tâm, tôi hiến máu trên tinh thần nhân đạo nên cứ 3 tháng tôi đi hiến 1 lần. Giờ ai cần máu, tôi cũng cho”.
“Tôi chưa bao giờ hối hận về quyết định hiến xác của mình. Từ ngày 1.4.1999, ý nguyện được hiến xác của tôi đã được trường Đại học Y dược TP HCM chấp thuận. Tôi mong quyết định của tôi sẽ có ý nghĩa nào đó, và gia đình tôi chắc rằng sẽ tự hào về tôi”.
Không chỉ sẵn sàng cho máu người bệnh, tình nguyện hiến xác cho y học, người đàn ông nhỏ bé này còn luôn sẵn lòng, nhiệt tâm tham gia các hoạt động từ thiện của chùa Giác Tâm (Q.Phú Nhuận). Ông bảo, người ta có của thì người ta góp của, mình "không có của nhưng mình góp công, mình đi theo bốc vác, phát quà, thỉnh thoảng mua mấy thùng mì tôm góp với chùa, rồi đi đến các vùng miền trao tặng người khó hơn mình. Làm được gì thì cứ làm thế thôi” - ông Phẩm chia sẻ với nụ cười hiền hậu.