"Quốc kịch" thời nhà Nguyễn và gìn giữ, phát huy "báu vật" cung đình Huế

Dưới thời nhà Nguyễn, nghệ thuật tuồng phát triển rực rỡ và trở thành "Quốc kịch". Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế, một bộ môn nghệ thuật trước đây chỉ chuyên biểu diễn cho vua, quan xem dần được phục hồi, phát huy...

Trực tiếp chỉ đạo, dàn dựng, khôi phục hàng trăm vở tuồng cổ, tuồng lịch sử, tuồng hài gây tiếng vang trong nước và quốc tế, NSƯT La Thanh Hùng, đạo diễn nghệ thuật tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế được nhiều người gọi ông là “Báu vật cung đình Huế”.

Tuyệt kỹ mặt nạ tuồng

Luôn đau đáu với nghề và chưa một lần tự mãn với những gì đang có nên NSƯT La Thanh Hùng đoạt rất nhiều huy chương các loại trong các vai diễn cũng như vai trò đạo diễn kể từ năm 2000 đến nay. Tại liên hoan nghệ thuật Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc năm 2018, vở diễn Đường đến Tuần lễ vàng 1945 do NSƯT La Thanh Hùng làm đạo diễn đoạt huy chương Bạc. Đoàn Thừa Thiên - Huế của ông có nhiều nghệ sĩ, diễn viên - chủ yếu là học trò của ông cũng đoạt huy chương Vàng cho các vai diễn.

“Mỗi dịp hội diễn, liên hoan thì những “ngôi sao” thực sự của nghệ thuật mới có cơ hội tỏa sáng. Quan điểm của tôi là tranh thủ những dịp này tạo thêm cơ hội để các bạn diễn viên, nhất là những người trẻ, cọ xát và tỏa sáng. Có giải hoặc không có giải, nhưng các em sẽ biết người, rõ ta để rèn luyện, phấn đấu và làm nghề tốt hơn”, NSƯT La Thanh Hùng trải lòng.

Mỗi dịp hội diễn, liên hoan thì những “ngôi sao” thực sự của nghệ thuật mới có cơ hội tỏa sáng.

Gốc gác ở làng Hà Trung (Thừa Thiên Huế) nhưng tuổi thơ của La Thanh Hùng lại gắn chặt với Hữu Vu – Đại Nội Huế. Từ nhỏ, có cha là cố lão nghệ nhân tuồng cung đình Huế là La Cháu kèm cặp, lại được học tập và rèn luyện dưới sự dìu dắt của nghệ nhân Viêm Bờ (con thầy Đội Em, nguyên là đội trưởng đội diễn viên dưới triều Nguyễn) và các nghệ nhân từng là diễn viên cung đình dưới triều Nguyễn, nên năng khiếu bẩm sinh của La Thanh Hùng ngày càng bộc lộ.

Ngoài thể hiện xuất sắc các vai diễn đúng với mong muốn của những người thầy, kỹ năng kẻ mặt nạ tuồng cũng dần thẩm thấu vào ông như một “định mệnh”.

NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ, nghệ thuật tuồng cung đình Huế không đi theo con đường tả thật mà tả thần. Tả thần có nghĩa là không đi vào chi tiết cụ thể, tỉ mỉ của đối tượng, mà tóm thu đối tượng, miêu tả bằng một nét khái quát nhất, làm sao gạn lọc lấy những điểm cốt lõi cần nói, chứ không đi vào các chi tiết phụ thuộc. Đặc biệt, kỹ nghệ kẻ mặt nạ được xem là “chìa khóa” để diễn tuồng.

Kỹ nghệ kẻ mặt nạ được xem là “chìa khóa” để diễn tuồng.

Ngoài ra, mỗi tông màu vẽ mặt nạ phải gắn với từng mô típ nhân vật cụ thể. Chẳng hạn, mặt đen thường đại diện cho sự rắn chắc. Mặt trắng đại diện cho sự bạc bẽo. Mặt mốc dành cho kẻ xu nịnh, phản trắc. Mặt rằn thường đặc tả kẻ tướng mạo xấu xí, tính tình nóng nảy… Có thể nói, mặt nạ tuồng chính là một tuyệt tác mỹ thuật, được các nghệ sĩ cung đình từ xưa sáng tạo dựa trên từng hình tượng của nhân vật sân khấu. Chiếc mặt nạ ấy là đạo cụ sân khấu quan trọng bậc nhất của loại hình nghệ thuật này. Song việc vẽ mặt nạ này lại không dễ học và cũng không có “sách vở” nào mà nghệ nhân buộc phải tự nhớ, tự học qua kinh nghiệm.

Khao khát truyền nghề

Dưới thời nhà Nguyễn, nghệ thuật tuồng phát triển rực rỡ và trở thành "Quốc kịch". Tuồng nở rộ và phát triển mạnh mẽ trong Hoàng cung cũng như ngoài dân dã và nó được mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua, quan đến dân chúng hết sức ưa chuộng. NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ, từ chốn cung đình, tuồng cung đình Huế lan tỏa và ít nhiều ảnh hưởng đến sân khấu tuồng cả nước với những nghệ nhân nổi tiếng đi theo cách mạng, mang nghệ thuật phục vụ nhân dân.

Sau những thăng trầm của lịch sử, tuồng cung đình Huế dần được phục hồi, phát huy, nhưng phía trước vẫn còn nhiều trở ngại. “Tuồng cung đình Huế vốn chỉ biểu diễn cho vua, quan xem nên tự thân nó đã có tính bác học cao. Kỹ thuật biểu diễn cũng vậy, rất chuyên nghiệp và nghiêm ngặt. Người nghệ sĩ chỉ cần sơ suất trong lúc biểu diễn trước mặt nhà vua là đã bị mất đầu. Song cũng vì thế mà nhà Nguyễn đã để lại cho hậu thế hàng trăm kịch bản và động tác biểu diễn mẫu mực”, NSƯT La Thanh Hùng chia sẻ.

Để bảo tồn, phát huy tuồng cung đình Huế, chúng ta không chỉ dựa vào những nhà nghiên cứu, phục dựng mà cần phải đào tạo được thế hệ diễn viên trẻ nối nghiệp.

Đáng chú ý, người diễn viên tuồng cần chất giọng mạnh mẽ, dài và sâu, vang xa, thể hiện sự trầm bổng trong diễn xuất. Bên cạnh đó, kỳ công không kém là những vũ điệu, đòi hỏi diễn viên phải tập trung cao độ, hài hòa giữa vũ đạo, lời ca. Rồi lại luyện nét mặt lạnh ngắt không giọt máu, có khi phải đến hàng tháng trời cau có trước tấm gương soi.

“Dù nghệ thuật tuồng Huế hiện nay đã phục dựng được một số vở tuồng truyền thống hoặc dàn dựng một số vở đề tài lịch sử, tuồng lịch sử gắn truyền thống với hiện tại nhằm không làm mất đi những giá trị nghệ thuật, nhưng vẫn bị khán giả trẻ “quay lưng”. Các buổi diễn tuồng thưa dần khán giả, nên số lượng nghệ sĩ chuyển nghề cũng không ít”, NSƯT La Thanh Hùng buồn rầu.

Theo NSƯT La Thanh Hùng:“Để bảo tồn, phát huy tuồng cung đình Huế, chúng ta không chỉ dựa vào những nhà nghiên cứu, phục dựng mà cần phải đào tạo được thế hệ diễn viên trẻ nối nghiệp. Ngoài ra, phải xây dựng được “thị trường người xem”, bởi những người am hiểu, yêu thích và say mê tuồng Huế không ít nhưng số người này đang ít đi.

Do đó, nếu được nên đưa kiến thức tuồng Huế nói riêng và nghệ thuật truyền thống nói chung vào chương trình học phổ thông, quan tâm giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật dân tộc cho công chúng, nhất là thế hệ trẻ. Có như vậy, những môn nghệ thuật dân gian nói chung, tuồng Huế nói riêng mới không bị mai một”.

 

 

Lê Dương

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Ước mơ 3 đời của gia đình sống trong 'căn nhà' hơn 10m2 trên sông Lam

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân chài lưới ven bờ sông Lam phải sống lênh đênh nay đây mai đó. Ngôi nhà của họ là những chiếc thuyền cũ rộng chừng chục mét vuông.

Đang cập nhật dữ liệu !