Pi Toong "thay da đổi thịt" nhờ chương trình giảm nghèo bền vững
Xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La từng là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trong tỉnh nhưng sau 5 năm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, đến nay xã đã giảm hơn 20% số hộ nghèo.
Phát triển bền vững với cây nhãn
Nếu trước đây người dân cả nước thường chỉ biết đến nhãn Hưng Yên thì đến nay nhãn Sơn La đã dần có thương hiệu với chất lượng không hề kém cạnh. Nhiều hộ nghèo trong tỉnh Sơn La đã thoát nghèo nhờ cây nhãn.
Gia đình anh Tòng Văn Tiêm ở xã Pi Toong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La trước đây bị liệt vào danh sách hộ nghèo của xã. Từ khi có chính sách giảm nghèo bền vững anh Tiêm vay vốn chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội để cải tạo vườn tạp trở thành vườn nhãn kỹ thuật cao.
Nhờ được đầu tư công nghệ khoa học kỹ thuật cùng với ý chí vươn lên thoát nghèo của gia đình anh Tiêm, đến nay vườn nhãn đã mang lại hiệu quả kinh tế tốt cho cả nhà.
Không chỉ thoát nghèo, anh Tiêm cho biết anh đã có kinh nghiệm về trồng trọt, kỹ thuật trồng nhãn, tìm hiểu được thị trường đầu ra cho sản phẩm cùng những tính toán về vốn, nguồn vay, trả nợ cũng như cách tính chi phí đầu tư, nguồn thu từ vườn nhãn. Anh Tiêm đã thay đổi tư duy từ trông chờ thành tự lực làm kinh tế.
Mùa nhãn năm 2020 được mùa mất giá nhưng gia đình anh Tiêm vẫn thu được 70 -80 triệu đồng từ vườn nhãn. Số tiền này cả gia đình anh chưa bao giờ nghĩ tới vào 5 năm trước.
Ngoài trồng nhãn, xã Pi Toong cũng nổi tiếng với cây sả để sản xuất tinh dầu sả. Việc phát triển chuỗi giá trị cây sả đã mang lại những hiệu quả tích cực về kinh tế xã hội.
Sả là loại cây ưa nắng nóng, rất phù hợp với đất dốc, đất khô cằn. Diện tích trồng sả của xã giờ đã đạt gần 100ha. Mỗi năm, sả cho thu hoạch 4 lứa, mỗi lứa cho thu hoạch trên 1 tấn nguyên liệu/ha. Do cây sả phù hợp với khí hậu địa phương lại được chăm sóc bằng những tiến bộ kỹ thuật nên năng suất và chất lượng tinh dầu cao. Chỉ cần sau 3 tháng trồng là đã có thể thu lượt lá đầu tiên. Đặc biệt, sả trồng một lần có thể cho thu hoạch 4 - 6 năm, chi phí sản xuất không quá lớn, phù hợp để bà con phát triển và nhân rộng.
Người dân chỉ cần bán cho hợp tác xã với giá dao động từ 1.600 - 2.000 đồng/kg, bình quân 1ha trồng sả cũng cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng/năm, cao gấp 3 lần trồng ngô.
Các sản phẩm của huyện Mường La được giới thiệu tại hội chợ sản vật tỉnh Sơn La. |
Chia nhóm hộ nghèo để hỗ trợ phù hợp
Ông Lường Văn Vui – Phó Chủ tịch UBND xã Pi Tong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La cho biết mấy năm nay công tác giảm nghèo bền vững của xã đã được quan tâm triển khai rộng rãi, tạo được chuyển biến tích cực.
Qua công tác giảm nghèo, ông Vui cho biết, kinh nghiệm của Pi Toong là luôn có sự điều hành từ cấp uỷ và ý thức cán bộ công chức làm dự án trong huyện. Từ đó tạo sự đồng thuận để người dân trong xã chung tay cùng thực hiện giảm nghèo bền vững.
Đến nay, nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được triển khai thực hiện hiệu quả, các nguồn vốn của Nhà nước cùng với kinh phí huy động từ các tổ chức xã hội, cộng đồng đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Các chính sách liên quan đến hộ nghèo, như hỗ trợ nhà ở, khám chữa bệnh, ưu đãi trong giáo dục và các chính sách an sinh xã hội đều được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo được sự đồng tình ủng hộ của người dân.
Ông Vui cũng cho biết, xã đã tranh thủ nguồn lực đầu tư từ trung ương cũng như của tỉnh để đầu tư các dự án thuộc chương trình 30 a, chương trình 135.
Xã chủ động rà soát các nguyên nhân nghèo và chia hộ nghèo thành các nhóm như thiếu vốn sản xuất kinh doanh, trường hợp thiếu đất sản xuất, thiếu lao động, không biết cách làm ăn, không có tay nghề, gia đình đông người ăn theo, gia đình không có tay nghề… Từ đó đưa ra các hỗ trợ phù hợp với từng nhóm. Nếu nhóm thiếu vốn sẽ hỗ trợ vay vốn qua ngân hàng chính sách xã hội. Gia đình khó khăn ở đâu sẽ hỗ trợ ở đó để cùng phát triển bền vững từ dạy nghề, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Pi Toong sẽ hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 27% vào năm 2025.
Khánh Chi
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.