Phá dỡ tường hào không nguyên gốc ở di tích Thành Điện Hải

Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng phản hồi các ý kiến lo lắng về việc đơn vị thi công dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải phá dỡ đoạn tường hào không nguyên gốc ở khu vực phía Bắc của thành

Như tin đã đưa, hiện TP Đà Nẵng đang tiến hành giai đoạn 1 dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải. Tuy nhiên thời gian gần đây, trên mạng xã hội có một số bài viết phản ánh và bày tỏ lo lắng trước việc đơn vị thi công tháo dỡ đoạn tường hào ở khu vực phía Bắc của tòa thành.

Đoạn tường hào không nguyên gốc ở phía Bắc di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải...

Giải thích về việc này, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho hay, các tư liệu về lịch sử xây dựng thành Điện Hải cho thấy rõ đây là một di tích lịch sử quan trọng của TP Đà Nẵng, nằm ở tả ngạn sông Hàn, về phía Tây, tại vùng Trẹm thuộc phường Thạch Thang. Thành được xây dựng lần đầu dưới thời vua Gia Long (1813), qua thời Minh Mạng thì được xây lại ở địa điểm còn di tích đến ngày nay.

Ngay từ thời kỳ đầu xây dựng, theo đồ án thiết kế, thành được xây theo kiểu Vauban, có dạng hình vuông với bốn góc lồi hình cong, có tường cao hơn 5m, chu vi 556m, các hào sau hơn 3m và có 2 cổng ở phía nam và phía đông. Thành có hai lớp tường cách nhau bởi con hào và thành ngoài cao hơn thành trong, bốn bức tường tạo nên thành không thẳng mà hơi lõm vào ở giữa làm cho bốn góc thành hơi nhô ra...

Điều này được minh chứng qua rất nhiều tài liệu, thư tịch cổ của triều Nguyễn như: Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Nam thực lục chính biên... Và đặc biệt, các sơ đồ, họa đồ về thành Điện Hải còn lưu giữ khá nhiều tại Bảo tàng Đà Nẵng cũng cho thấy rõ điều đó.

đang được phá dỡ...

“Trong dự án này, chúng tôi đặt ra yêu cầu ngoài việc giữ nước cho lòng hào như báo Infonet đã đưa tin, còn có yêu cầu phục dựng lại hình dáng nguyên xưa của tòa thành. Đơn vị tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế đã dày công sưu tầm tư liệu, khảo sát để phục dựng lại hình dáng của tòa thành – ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.

Ông cho biết thêm, theo các nguồn tư liệu, ngày 10/11/2004, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt kế hoạch tổng thể tôn tạo di tích Thành Điện Hải và các hạng mục liên quan nhằm phục vụ cho khách tham quan, du lịch. Năm 2004, cơ quan nhà đất đã tiến hành việc giải tỏa khu dân cư lấn chiếm phía Tây thành Điện Hải, các nhà nằm sát tường của thành Điện Hải phải lùi lại từ 15-20m.

Đoạn tường hào này được xây mới bằng gạch thẻ và vữa xi măng chứ không phải bằng gạch vồ truyền thông và vữa vôi

Đáng chú ý, cơ quan Bảo tàng Đà Nẵng đã thực hiện việc xây lại 172,5m tường thành bị sụt lở, nạo vét 1800m3 đất ở các hào bị lấp. Năm 2006 một phần các hạng mục như hào nước, tường thành, cầu, cổng được tu bổ phục hồi... Chính trong khoảng thời gian từ năm 2004-2006, đoạn hào không nguyên gốc ở khu vực phía Bắc thành Điện Hải được xây dựng.

Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nhấn mạnh: “Qua thực tế khảo sát, đoạn hào không nguyên gốc khu vực phía Bắc được xây bằng gạch thẻ, kích thước gạch 210x50x90, xây bằng vữa xi măng nằm sâu trong lòng hào cũ, cách tường hào cũ khoảng hơn 10m. Đoạn hào này khác biệt so với hào xây gốc bởi chất liệu gạch, kích thước gạch và vữa xây.

Nếu hào gốc xây bằng gạch vồ truyền thống kích thước 290x60x140 và xây bằng vữa vôi, thì phần tường hào xây mới xây bằng gạch thẻ và vữa xi măng. Việc tháo dỡ phần tường hào không nguyên gốc này là nhằm phục dựng lại hình dáng nguyên xưa của tòa thành!”.

Cùng với cung cấp thông tin phản hồi về việc thi công một số hạng mục công trình tu bổ, phục hồi, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải giai đoạn 1, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện cũng thay mặt lãnh đạo ngành văn hóa TP Đà Nẵng bày tỏ mong muốn các nhà chuyên môn chia sẻ và đồng hành trong việc triển khai dự án quan trọng và nhiều ý nghĩa này.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !