Nỗi ám ảnh thiếu nước mùa khô của trò nghèo vùng cao Tủa Chùa

Địa hình núi đá hiểm trở không thể đào được giếng khơi, nước phải dựa vào nguồn tự nhiên chảy từ các khe núi trong khi bể dự trữ lại nhỏ, cứ vào mùa khô, hàng trăm học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trung Thu lại đối mặt với cảnh thiếu nước nghiêm trọng.
Nỗi ám ảnh thiếu nước mùa khô của trò nghèo vùng cao Tủa Chùa - ảnh 1

Nước sinh hoạt thiếu nghiêm trọng vào mùa khô. Nguồn ảnh: BÁo Tài nguyên Môi trường

Cách trung tâm huyện Tủa Chùa (Điện Biên) gần 20km với những con đường đèo dốc quanh co, hiểm trở, bị chia cắt bởi những dãy núi đá, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trung Thu được biết đến là ngôi trường có 100% học sinh dân tộc Mông đang theo học  tại xã Trung Thu - 1 trong 2 xã khó khăn nhất của huyện.

Trao đổi với ICTnews, thầy giáo Phạm Văn Lợi, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trong những năm qua, nhận được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước cũng như các cấp chính quyền, Phòng GD&ĐT..., đời sống cán bộ giáo viên và học sinh nhà trường đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên với đặc thù là xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn của cả nước, điều kiện của học sinh nơi đây còn nhiều thiếu thốn.

Hiện nay nhà trường có hơn 200 học sinh nhưng chỉ có 12 phòng bán trú, trung bình mỗi phòng bán trú có tới 20 – 22 học sinh rất chật chội, gây khó khăn trong sinh hoạt.

Ngoài việc thiếu phòng bán trú, với đặc thù địa hình núi đá cao, vào mùa khô (nhất là khoảng thời gian sau Tết Nguyên đán), nước đầu nguồn cạn kiệt khiến cho điều kiện sinh hoạt của thầy và trò nhà trường đặc biệt thiếu thốn.

Nỗi ám ảnh thiếu nước mùa khô của trò nghèo vùng cao Tủa Chùa - ảnh 2

Thầy giáo Phạm Văn Lợi, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trung Thu. Ảnh: Quang Hùng

Địa hình hiểm trở nhiều đá không thể đào được giếng khơi, nước sinh hoạt gần như phải hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tự nhiên chảy từ các khe núi, trong khi bể tích nước dự trữ lại nhỏ, thực tế không thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu như tắm giặt, vệ sinh hàng ngày cho hàng trăm học sinh nhà trường từ nhiều năm nay.

Bên cạnh đó, dù được nhà nước hỗ trợ gạo cùng số tiền hơn 500.000 đồng/tháng, tuy nhiên cùng với hoàn cảnh gia đình học sinh phần lớn là hộ nghèo, còn nhiều hủ tục lạc hậu, ruộng bậc thang không có nước thường xuyên trong tình trạng nứt nẻ chân chim, thậm chí bỏ hoang, việc đảm bảo chất lượng 3 bữa ăn mỗi ngày cho học sinh bán trú vẫn còn rất khó khăn, thiếu thốn.

Xã Trung Thu không có chợ, giao thông đi lại khó khăn nên hầu hết nguồn cung thực phẩm, các nhu cầu thiết yếu đều phải mua từ trung tâm huyện cách xa 20km, vào những ngày trời mưa phải đi mất 4-5 tiếng đồng hồ mới ra đến nơi, khiến cho chi phí tăng cao.

“Có những học sinh hoàn cảnh khó khăn suốt mùa đông giá lạnh cũng chỉ khoác lên người 1 chiếc áo. Như năm 2015 – 2016, nhiệt độ đã từng xuống tới -2 độ C, chăn ấm cũng thiếu thốn. Nhà trường rất mong chính quyền các cấp, các đoàn thiện nguyện tiếp tục quan tâm hỗ trợ để các cháu đỡ vất vả”, thầy giáo Phạm Văn Lợi nói.

Cũng theo chia sẻ của hiệu trưởng Phạm Văn Lợi, trong những năm gần đây, việc sóng điện thoại phủ rộng và trường được kết nối Internet tốc độ cao đã góp phần cải thiện rõ rệt chất lượng dạy và học của học sinh, giáo viên.

Với kết nối mạng Internet theo chương trình của Bộ GD&ĐT liên kết cùng Viettel triển khai, giáo viên nhà trường đã được tiếp cận nhiều kênh thông tin đa dạng, thuận tiện hơn trong tra cứu, tìm hiểu phương pháp dạy học mới, các bài giảng qua mạng, soạn bài với công nghệ Microsoft PowerPoint.

“Ngay như với việc gửi báo cáo lên cấp Sở, nếu trước đây phải chuyển qua đường bưu điện rất chậm trễ, thông tin liên lạc qua điện thoại vệ tinh chất lượng không ổn định, thì nay mọi công việc báo cáo cũng như nhận chỉ đạo từ cấp trên qua hệ thống mạng nội bộ, email rất tiện lợi; chất lượng sóng điện thoại của mạng Viettel, MobiFone hay VinaPhone ổn định để trao đổi thông tin liên lạc”, thầy Phạm Văn Lợi cho hay.

Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, với mong muốn góp phần rút ngắn khoảng cách số cho học sinh miền xuôi, khai thác hiệu quả kết nối mạng Internet đã được nhà nước đầu tư trang bị, nhà trường kêu gọi các nhà hảo tâm giúp đỡ, chung sức xây dựng một phòng học vi tính từ 10 - 15 máy để các học sinh nơi vùng cao có thể được tiếp cận với CNTT, thuận tiện hơn trong tìm hiểu kiến thức học tập cũng như các tri thức tự nhiên, xã hội…

ICTnews vận động ủng hộ học trò nghèo vùng cao xã Trung Thu - Tủa Chùa

ICTnews và Đoàn Thanh niên Báo Bưu điện Việt Nam phối hợp vận động các doanh nghiệp trong ngành viễn thông, CNTT, các nhà hảo tâm chung tay ủng hộ tiền, vật chất để mua quà tặng cho các cháu học sinh tại xã Trung Thu. Dự kiến số lượng quà tặng như sau:

Mỗi học sinh cả 3 cấp 1 áo ấm dầy hai lớp (1.150 áo ấm), 1 đôi dép tổ ong, 1 đôi giày ấm mùa đông. Mỗi học sinh mầm non 1 bộ quần áo dài mùa đông.

Mỗi trường học 1 tivi và 1 bộ thu truyền hình vệ tinh (cho các cháu học sinh bán trú giải trí).

Máy tính PC tặng cho nhà trường để cho học sinh học tập (có thể quyên góp máy đã qua sử dụng)

Thực phẩm cho bếp ăn bán trú: Mì tôm, dầu ăn, bột canh.

Đồ dùng cho học sinh bán trú: Chăn ấm, tất ấm, khăn mặt, chiếu…

ICTnews dự kiến sẽ trực tiếp trao quà cho các cháu học sinh xã Trung Thu vào trung tuần tháng 12/2018.

Hiện nay ICTnews đã nhận được ủng hộ của LG và một nhà hảo tâm ủng hộ mua áo ấm cho chương trình. Rất mong các nhà hảo tâm chung tay cùng ICTnews mang hơi ấm đến cho các cháu học trò nghèo vùng cao.

Nhóm phóng viên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !