Những nét lớn về hợp tác ASEM và sự tham gia của Việt Nam gần đây

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển (từ năm 1996), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asia - Europe Meeting, ASEM) đã trở thành cơ chế đối thoại quan trọng, hợp tác lớn nhất giữa hai châu lục.

Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM)

1. Diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asia - Europe Meeting, ASEM) hội tụ 53 thành viên, trong đó có 4 thành viên là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và 12 thành viên thuộc G20, đại diện gần 68% dân số thế giới, đóng góp khoảng 55 % GDP và gần 60 % thương mại toàn cầu. 

Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM (họp 2 năm/lần) và kênh SOM là cơ chế điều phối chung của ASEM. 10 kênh Hội nghị Bộ trưởng khác (Tài chính, Lao động việc làm, Văn hóa, Giáo dục, Kinh tế, Môi trường, An ninh Năng lượng, Giao thông vận tải, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công nghệ thông tin và truyền thông) có vai trò điều phối hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. 

 2. Hợp tác ASEM tiếp tục được thúc đẩy đồng đều trên cả ba trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trên các lĩnh vực khác.

Đối thoại và hợp tác ASEM đang dần đi vào thực chất hơn, mở rộng các 
nội hàm hợp tác sang các vấn đề mới mang tính đa ngành, gắn kết với các nội hàm phát triển bền vững, ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh lương thực – nước – năng lượng, kết nối, kinh tế xanh...

Các thành viên ASEM cũng đã nhất trí về các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động và đề cao hình ảnh của Diễn đàn như tổ chức Ngày ASEM hàng năm, triển khai Chiến lược truyền thông, tăng cường đóng góp của các tầng lớp nhân dân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp và thanh niên, lập thêm Nhóm hợp tác chuyên ngành thứ 20 của Diễn đàn…

3. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 13 diễn ra tại Nay-Pi-To vào ngày 20 – 21/11/2017. Với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững”, Hội nghị sẽ có ba phiên thảo luận, tập trung trao đổi các nội dung chính:(i) Gắn kết hài hòa giữa hòa bình và phát triển bền vững; (ii) Thập niên thứ ba của hợp tác ASEM: Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM năng động và gắn kết hơn; (iii) Các vấn đề quốc tế và khu vực.
FMM13 gồm các hoạt động chính như Lễ khai mạc, bế mạc, 2 phiên toàn thể, phiên họp kín. bên lề FMM 13, dự kiến có 2 hoạt động do ASEF chủ trì là Hội nghị mô phỏng Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 8 (Yangon và Nay Pyi Taw, 15 – 20/11) và Hội thảo Báo chí ASEM lần thứ 11 (Nay Pyi Taw, 22 – 24/11)

4. Về Quỹ Á-Âu (ASEF)

ASEF được thành lập năm 1997 tại HNBT Ngoại giao ASEM lần thứ nhất, trụ sở tại Singapore. ASEF là cơ chế duy nhất của ASEM, góp phần 
thúc đẩy giao lưu nhân dân, văn hóa, giáo dục giữa hai châu lục. 

- ASEF hoạt động theo chỉ đạo của HNCC và HNBT, tuy nhiên có vị thế tương đối độc lập. Do hiện nay ASEM là diễn đàn đối thoại và phối hợp 
chính sách duy nhất giữa hai châu lục Á – Âu và chưa có bộ máy thường trực, vai trò ASEF ngày càng tăng.

Các nước lớn ngày càng quan tâm đến ASEM và thông qua ASEF để gia tăng ảnh hưởng (Nhật Bản, Trung Quốc, EU khẳng định tiếp tục đóng góp tài chính, nhân lực và ý tưởng dài hạn trong ASEF; Trung Quốc đảm nhận vị trí Phó GĐĐH ASEF 2017 – 2021 sau khi GĐĐH hết nhiệm kỳ 2012 - 2016).

- ASEF có 04 chức năng chính là: (i) Là chất xúc tác thúc đẩy hợp tác và đối thoại Á – Âu; (ii) Thúc đẩy quan hệ giữa tổ chức xã hội Á – Âu và giữa tổ chức xã hội và tiến trình ASEM; (iii) Phối hợp với các thể chế tại các thành viên ASEM tổ chức các dự án gắn với các hoạt động của ASEM, theo chỉ đạo của HNCC, HNBT ASEM và được Hội đồng Thống đốc thông qua; (iv) Tăng cường nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về quan hệ Á – Âu nói chung và tiến trình ASEM nói riêng.

- Bốn lĩnh vực ưu tiên của ASEF bao gồm: (i) Thúc đẩy vai trò, tăng cường kết nối ASEF với tiến trình ASEM; (ii) Kiện toàn hoạt động ASEF theo hướng phù hợp với các ưu tiên của ASEM nhằm nâng cao hiệu quả các dự án và công việc; (iii) Xây dựng chiến lược truyền thông tốt hơn, rộng hơn; (iv) Bảo đảm khả năng tài chính bền vững của Quỹ.

- Từ đầu năm 2017 đến nay, ASEF đã triển khai 12 hoạt động trong 6 lĩnh vực ưu tiên (Văn hóa, Giáo dục, Quản trị, Phát triển bền vững, Y tế và Kinh tế). Năm 2017, ASEF ưu tiên kỷ niệm 20 năm thành lập Quỹ (1997 – 2007) và đề ra định hướng hợp tác; tăng cường giao lưu nhân dân, kết nối và phát triển bền vững; tăng cường quảng bá, nâng cao hình ảnh ASEM, ASEF.

- ASEF phụ trách công tác quảng bá – tuyên truyền của ASEM thông qua trang thông tin www.aseminfoboard.org. Ngoài ra, ASEF cũng phối hợp với các thành viên tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá và nâng cao hình ảnh ASEM.

Việt Nam và Quỹ ASEF

- Việt Nam đã đảm nhiệm một số vị trí quan trọng trong ASEF như Phó Giám đốc Điều hành ASEF giai đoạn 2008 - 2012; thành viên Ủy ban Tài chính – Kiểm toán (FAC) giai đoạn 2013 - 2014. Từ năm 1997 đến nay, Việt Nam đã cử 10 thống đốc tại ASEF là các đồng chí: Trần Quang Cơ (1997 - 1998); Đào Huy Ngọc (1999); Đỗ Công Minh (2000); Nguyễn Quốc Khánh (2001); Đỗ Ngọc Sơn (2002 - 2003);  Nguyễn Đăng Quang (2003 - 2006); Lương Quốc Huy (2007); Trương Triều Dương (2008 - 2009);  Nguyễn Đức Hùng (2010 – 2013), Lê Công Phụng (2014 – 2016), Nguyễn Nguyệt Nga (2016 – nay).

-  Là một trong những thành viên được nhận tài trợ đáng kể của ASEF. Trong 5 năm vừa qua, Quỹ đã tài trợ khoảng 400.000 USD cho việc triển khai 12 hoạt động ASEM mà ta đăng cai và hỗ trợ cán bộ ta tham gia các hoạt động của ASEF.

Sự tham gia của Việt Nam trong ASEM

 1. Tham gia Diễn đàn ASEM với tư cách thành viên sáng lập năm 1996  đã đánh dấu bước triển khai quan trọng chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập kinh tế quốc tế của ta.

Qua 2 thập kỷ tham gia, Việt Nam luôn là một thành viên năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc có ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Diễn đàn. Đóng góp nổi bật nhất là Việt Nam tổ chức thành công HNCC ASEM 5 (2004), 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực kinh tế (2001), công nghệ - thông tin (2006), ngoại giao (2009), giáo dục (2009), lao động (2012).

 Việt Nam đã đề xuất 22 sáng kiến và đồng tác giả 26 sáng kiến khác, trong đó, tất cả các sáng kiến đã được triển khai, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội.

Các sáng kiến của ta đều được đánh giá là thiết thực, phù hợp với quan tâm của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy hợp tác ASEM. Trong năm 2017, ta cũng đã triển khai thành công sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ tại HNCC ASEM 11 (Mông Cổ, 7/2016) về “Hội nghị ASEM về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” (Huế, 29 – 31/3/2017). 

 Việt Nam cũng là một trong những thành viên đi đầu khởi xướng và duy trì các sáng kiến, hoạt động trong 5/16 Nhóm hợp tác về quản lý nước, ứng phó thiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ. 

 2. Để tiếp tục phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam và góp phần thúc đẩy quan tâm chung của các thành viên ASEM. Trong năm 2018, ta sẽ tiếp tục đề xuất và triển khai các sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ tại HNCC ASEM 12 (Bỉ, 2018), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 13 (Mianma, 2017); triển khai các hoạt động của ASEM mà Việt Nam chủ trì đăng cai như: Cuộc họp Hội đồng Thống đốc Quỹ Á – Âu (ASEF) lần thứ 37 (Đà Nẵng, tháng 11/2017). Ngoài ra, ta cũng tích cực tham gia và chủ động đóng góp vào các quan tâm chung của ASEM trong năm 2017, nhất là các lĩnh vực như kết nối, ứng phó biến đổi khí hậu và thiên tai, quản lý nguồn nước, an ninh lương thực, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, nâng cao quyền năng của phụ nữ, phát triển nguồn nhân lực.... 

 3. Thông qua hợp tác ASEM nói chung và các sáng kiến của Việt Nam nói riêng, ta đã tranh thủ tiềm năng hợp tác với các đối tác Á – Âu phù hợp với lợi ích phát triển, an ninh của ta, phục vụ tích cực công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta; đồng thời, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác lớn và đề cao vai trò trung tâm của ASEAN.

T.M

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !