Người dân đánh cược mạng sống khi ngang nhiên khai thác vàng trên sông PôKô

Người dân tại làng Kroong (xã Kroong, TP. Kon Tum) đã bất chấp pháp luật và nguy hiểm, ngang nhiên khai thác vàng trái phép dưới chân đập thủy điện. Sự việc diễn ra và kéo dài đã hàng năm qua nhưng chính quyền địa phương tỏ ra “bất lực”.

Cược mạng sống cùng "vàng cám"

Người dân khai thác vàng dưới chân cầu Kroong.

Làng Kroong nằm ở hạ nguồn Thủy điện Plei Krông, phần lớn dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu với nghề trồng trọt và chăn nuôi.

Ngoài mùa vụ, người dân thường tập trung về phía hạ nguồn sông PôKô mỗi khi thủy điện đóng dòng, lòng sông cạn đáy rồi dùng xẻng, mâm đãi… để hoạt động tìm vàng rầm rộ như trẩy hội.

Dù có biển cấm nhưng người dân vẫn ngang nhiên đãi vàng.

Thậm chí có nhiều gia đình chia thành các nhóm nhỏ từ 2 đến 4 người rồi lặn xuống các hố sâu đào từng xẻng cát, đá, sỏi lên mâm đãi. Mỗi nhóm một người cầm mâm đãi, khi nào đãi hết tạp chất, vàng lắng xuống đáy mâm, sau đó trút sang một xô đựng riêng.

Điều đáng quan tâm, người dân đã bất chấp chân cầu hay những vị trí nước sâu nguy hiểm đến tính mạng, ngang nhiên đầu bới miễn có vàng họ đều tìm đến để khai thác.

Một người dân đang khai thác vàng ngay tại chân cầu Kroong chia sẻ: “Mình đãi vàng ở đây lâu rồi. Những lúc nước cạn mình đều ra đây đãi, năm nào cũng thế. Mỗi ngày hai vợ chồng chỉ làm được mấy chục ngàn thôi. Ngày nào cũng có người vào làng Kroong mình để mua vàng cám”.

Theo ghi nhận của PV, tại khu vực này ngoài các hộ dân khai thác vàng ra không thấy bóng dáng cán bộ của bất kỳ cơ quan chức năng nào tại hiện trường, mặc dù địa điểm khai thác nằm sát với tỉnh lộ 675 và cách UBND xã Kroong chỉ hơn 1km.

Nguy cơ sập cầu Kroong hiện hữu

Lòng sông đang trơ đáy cùng các hố khai thác vàng cám.

Cầu Kroong dài gần 250 mét, rộng 8 mét, thuộc tỉnh lộ 675, là tuyến giao thông huyết mạch nối huyện Sa Thầy với quốc lộ 14 và TP Kon Tum. Cầu được xây dựng từ rất lâu nên kết cấu yếu. Hiện tại thân cầu đã bị nứt toác nhiều điểm và rất cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho móng trụ và thân cầu, nhất là trong mùa mưa lũ.

Ngoài nguy cơ cầu sập thì những người dân khai thác vàng tại lòng sông PôKô có thể bị nước cuốn trôi bất cứ lúc nào vì khu vực này cách chân đập thủy điện chỉ mấy trăm mét. Ngoài ra, nguy cơ sạt lở đất rẫy và đường cũng không ngoại lệ vì hai bên bãi khai thác là đất canh tác và đường đi sản xuất của nhân dân.

Vàng cám người dân đãi được ở chân cầu Koong.

Bà Trần Thị Bích Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Kroong chia sẻ: Chúng tôi đã tuyên truyền và phát thanh trên loa cho người dân là không đào đãi vàng. Thứ nhất, đây là việc làm trái phép, vi phạm luật khoáng sản, thứ hai là ảnh hưởng đến tính mạng người dân vì không biết thủy điện xả nước lúc nào”.

Nhiều điểm trên nền cầu Kroong bị nứt đôi.

Tuy nhiên, khi PV phản ánh tại chân đập thủy điện Plei Krông đang có người dân khai thác vàng thì bà Hiền nói “cảm ơn và sẽ cho kiểm tra thông tin, chỉ đạo xử lý ngay”.

Sau một tuần PV tiếp tục quay lại hiện trường để xác minh lời nói của vị Phó Chủ tịch UBND xã Kroong. Tuy nhiên tại đây người dân vẫn ngang nhiên hoạt động, trong khi chính quyền địa phương tỏ ra không mặn mà xử lý, để mặc cho người dân công nhiên vi phạm pháp luật.

Bá Tứ - Hải Dương
Từ khóa: xã Kroong TP. Kon Tum pháp luật khai thác vàng thủy điện

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !