Ngày xuân nói chuyện pháp đình

Họ thường có mặt ở các phòng xử án của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh, TAND TP. Mỹ Tho…, nhất là trong những phiên xử trọng án. Đó là những người dân bình thường, không là thân nhân của bất kỳ ai trong các vụ án được đưa ra xe

Họ đi coi tòa xử. Họ luôn đến sớm và thường ngồi ở hàng ghế phía sau những người có liên quan đến vụ án, theo lệnh triệu tập của tòa. Họ dự phiên tòa rất nghiêm túc, không trò chuyện với ai và cũng không hề ra ngoài trong khi tòa xử. Họ theo dõi chăm chú, nếu có ai bắt chuyện, họ có những nhận xét “thấu tình đạt lý” nội dung vụ án. Đó là kết quả của một thời gian dài đi coi tòa xử.

Ngày xuân nói chuyện pháp đình - ảnh 1

Minh họa: LÊ DUY

Một bà chị ở độ tuổi trung niên nói với tôi: “Mấy năm trước, lần đầu tiên chị em tui đi coi một phiên tòa lưu động ở TP. Mỹ Tho xử mấy đứa đâm nhau chết ở một quán cà phê, thoạt đầu nghĩ coi chơi vậy thôi, tò mò mà, đặng về kể cho mấy người lối xóm nghe; thế nhưng dự xong phiên tòa đó tôi cảm thấy thấm thía nhiều chuyện quá, nên khi rảnh rỗi là chị em tôi lại rủ nhau đến tòa án coi xử, riết rồi thành ghiền!”.

Ở chốn pháp đình, mỗi gương mặt là một cuộc đời, biết bao chuyện dồn lại chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, ai như thế nào thì hành động y như con người của họ, khó có thể giấu giếm, che đậy được. Cuộc đời qua phiên tòa thiệt ngắn gọn, thiệt nặng nề nhưng có ý nghĩa sâu sắc, hiển hiện thế thái nhân tình. Có nhiều hình ảnh đối lập, ranh giới mong manh giữa tốt và xấu, hợp lý và nghịch lý, tử tế và lưu manh… tại đây.

Đau khổ tràn ngập, hạnh phúc cũng tràn ngập sân tòa. Đôi khi đau khổ của người này là hạnh phúc của người kia. Những phút sân si có thể đến với bất cứ ai. Vì sân si, anh em kiện nhau, vợ đi kiện chồng, con kiện cha mẹ…

Nhưng nếu soi rọi lại mình, mới thấy trên hết là một cái tình. Cái tình khiến người ta biết dừng đúng lúc. Một lúc nào đó, ai đó bừng bừng tức giận mà quyết kiện cho đâu ra đó rõ ràng, sau đó là một khoảng lặng… Rồi người ta nhận ra con người ai cũng có lúc sân si nhưng ẩn chứa trong tâm hồn là cái chất người không thể hòa tan trong muôn vàn những xấu xa đời thường.

Những người đi coi tòa xử về mang những câu chuyện, những ý nghĩa rút ra từ phiên tòa để khuyên nhủ con cháu trong nhà, những thanh niên ở trong xóm về cách ăn ở sao cho phải lẽ, hợp đạo lý, hành xử đúng pháp luật.

Tôi hỏi họ có cảm thấy sợ khi chứng kiến pháp luật trừng trị những kẻ có tội bằng những bản án tử hình, chung thân? “Không đâu! Có tội thì phải chịu tội, đó là lẽ công bằng…”. Có người khi nghe đến những tội ác giết người vì những mâu thuẫn lặt vặt, thì cho rằng người phạm tội chắc là bị “quỷ ám”. Họ có lòng tin, niềm yêu thương vô bờ về phẩm giá con người, rằng đã là con người thì bản tính lương thiện, chỉ khi bị “quỷ ám” mới phạm tội.

Một ông chú lớn tuổi nói: “Ngay cả với người có tội, có bị trừng trị kịp thời, đúng người, đúng tội thì mới có thể tu tỉnh làm lại cuộc đời, không bị lún vào hố sâu tội lỗi”.

Nói thì có vẻ cải lương, nhưng nhiều khi chuyện của người khác cứ khiến mình bần thần, xót xa. Bây giờ bị ra tòa đa số là những người còn trẻ. Có đứa mặt mũi coi sáng láng, có học hành đàng hoàng mà lại phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ, uổng thiệt! “Tụi nó đáng tuổi con cháu, ai mà không thương, nhưng tay chúng đã lỡ “nhúng chàm” thì phải rửa cho sạch, chớ đâu có thương vô lối được”.

Nói vậy cũng là để thấy nhiều bậc cha mẹ bây giờ thường lơi lỏng việc dạy dỗ con cái do mãi lo bươn chải kiếm tiền hoặc chiều chuộng con cái quá mức, để tụi nhỏ đàn đúm, chơi “băng”, “đập đá”, đua xe, học đòi thói hư tật xấu…, đến khi phải ra hầu tòa mới hối hận thì đã muộn màng”.

Cái “vỏ bọc” bảo vệ đạo đức gia đình ngày càng mỏng, mà phần nhiều nguyên nhân của tội phạm đều bắt nguồn từ sự lỏng lẻo trong giềng mối quan hệ ruột thịt, từ sự thiếu quan tâm lẫn nhau. Không phải ai cũng nghĩ được, thấy được mối nguy từ những điều tưởng chừng như mơ hồ, xa xôi đó.

Có đến chốn pháp đình mới thấy thực sự không có tòa án nào cao hơn tòa án lương tâm, không luật nào cao hơn luật nhân quả. Công lý là điều ai cũng mong mỏi, nhưng công lý đôi khi chưa khiến người ta sửa sai tuyệt đối. Khi mà công lý của con người có thể có sai sót thì người ta trông chờ công lý của trời, rằng “ở hiền gặp lành, người ngay sẽ gặp điều tốt đẹp”…

Thật ra, không phải nhất thiết cứ phải đến tòa thì mới biết được, chạm được “gương mặt” của tội ác, nhưng làm thế nào để nâng cao ý thức pháp luật tự nguyện của mỗi người một cách giản dị, hiệu quả mà không gượng ép như những người đi coi tòa xử thì vẫn là điều đáng quan tâm.

DƯƠNG MINH/Báo Ấp Bắc

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !