Muôn kiểu tiết kiệm chi tiêu Tết của chị em

Chỉ còn tháng nữa là Tết Âm lịch Quý Mão 2023, nhiều chị em văn phòng đã tất bật chuẩn bị Tết. Do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút so với năm trước nên nhiều hội “chị em bạn dì” lại rủ nhau làm các món đồ Tết để tiết kiệm chi tiêu…

Giảm mua sắm, tăng đồ tự làm

Chị Nguyễn Thị Nhàn (nhân viên văn phòng Bộ Tài chính) cho biết, vài năm trước tôi thử học làm mứt dừa thấy cũng không khó và được mọi người khen ngon, thậm chí còn đặt mua nên tôi cũng khá tự tin. Năm nay hội chị em cùng cơ quan tổ chức cùng nhau làm chục món mứt, từ mứt dừa, mứt gừng, mứt bí, mứt táo… để ai thích món gì thì có thể lấy nhiều món đó hơn, vừa có đồ cho Tết sạch sẽ, vừa tiết kiệm được kha khá.

“Làm mứt kể cũng lách cách với những ai không ưa chuyện bếp núc. Ví dụ lúc sấy dừa khô đảo mỏi cả tay khiến những người sợ vào bếp cũng… hoảng. Nhưng làm cũng vui, vừa để cải thiện tình chị em công sở, vừa là cơ hội để gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm nấu nướng và quan trọng hơn những món đồ đơn giản ngày Tết có thể tự làm thay vì cái gì cũng ra chợ mua”, chị Nhàn tâm sự. Được biết, nhóm bạn của chị Nhàn cũng khá khéo tay, ai không thích làm đồ ăn thì gấp giấy/cắm hoa lụa; làm thiệp/bao lì xì… 

Đụng lợn - giải pháp thắt chặt chi tiêu của chị em.

Không có nhiều thời gian như hội của chị Nhàn, chị Nguyễn Thúy Liễu (nhân viên xuất nhập khẩu tại Hà Đông) cho biết: Rút kinh nghiệm từ năm ngoái, nhà tôi gọi điện về quê bảo bố mẹ mua sẵn cho 1 con lợn chừng 80kg. Tôi cùng đứa em và bố mẹ chung nhau, thị thà gói bánh chưng, làm giò (giò nạc, giò xào); xương/mỡ dùng cho ngày Tết. Đặc biệt hôm đụng lợn thì cả nhà về quê chúc Tết và cùng quây quần bên mâm cơm, vừa tiết kiệm vừa ấm cúng so với mua thịt ngoài chợ.

Không chỉ đủ thịt gói bánh, bó giò chị Nhà còn để lại phần dư cho các chị em cùng chung cư mua lại để xay làm nem, nấu đông… Không những thế, hội chị em trong chung cư chỗ chị Liễu cũng lập hẳn Group Nhóm chợ cư dân – chuyên trao đổi nông sản, đặc sản quê hương của nhau. Nhóm vừa là chợ buôn bán, vừa là nơi giúp đỡ nhau kiếm thêm thu nhập từ việc bán hàng online những ngày Tết đến xuân về. Nhìn qua ldanh sách các mặt hàng trên chợ chị Liễu sinh hoạt tôi choáng váng thấy chả thiếu thứ gì cho ngày Tết.

“Ai muốn mua sẵn thì có bánh chưng, giờ chả, nem cuốn, chả cá/chả mực, set nấu lẩu, set ăn salad… Những người muốn nấu các món cỗ ngày Tết thì có tôm khô, măng khô, gạo nếp, nấm hương, mộc nhĩ… Cần gì có lấy, chỉ cần một tin nhắn đặt hàng hay một cú điện thoại chốt đơn, 5-10 phút sau là đồ được giao tận sảnh (với các tòa không cho khách lạ lên phòng-NV) hoặc được đặt ngay ngắn ở cửa phòng chung cư mà không lo mất mát hay các vấn đề về thanh toán. Chợ cư dân những ngày Tết này thực sự còn sôi động hơn các siêu thị/ shophouse dưới các tòa nhà.

“Mật ước” chuyện chúc Tết

Không chỉ tiết kiệm việc mua sắm chuẩn bị Tết, các chị em trong nhóm chung cư, hội bạn thân hay công sở còn ngầm ước với nhau chuyện chúc Tết nên giản tiện để tránh những tình huống khó xử hay gây ra sự mệt mỏi cho những ngày Tết.

Chị Đỗ Thị Vui (Trưởng Ban đại diện một tòa chung cư tại Gia Lâm) chia sẻ: Không biết chồng mình học đâu cái thói “thẳng ruột ngựa khi động tới tiền”, thế nên 3 năm trước nhân bữa cơm chào nhau khi dọn về chung cư mới cũng đúng dịp tất niên, ổng đứng lên chém gió và ra “mật ước” với những người hàng xóm mới: 

“Thưa các anh chị em, chúng ta trốn phố về đây sống là để thoải mái, vậy việc gì thoải mái thì ta làm và không nên câu nệ theo các thói quen cũ của nơi sống cũ hay cách của người xưa. Đơn cử chuyện chúc tết hay thăm viếng, chúng ta nên đến tay không (trước khi đến nên báo trước để gia chủ chuẩn bị), có gì nhậu nấy – vui vẻ gắn kết hàng xóm. Chúng ta cũng không lì xì tụi nhỏ - chúng ta cứ lì xì qua lại các cháu nó lại phải đi soi “nhiều ít” khiến bố mẹ khó xử… Tiết kiệm, nên tiết kiệm các bác ạ”.

“Hàng loạt các “quy định” chồng tôi nói giữa đàng làm tôi nghe mà xấu hổ, nhưng rồi khi sống và quan hệ cùng nhau hiểu tính nhau, hàng xóm lại đâm ra bắt chước và cùng làm theo và thấy những điều chồng tôi nói là “tiến bộ”. Bây giờ thì mọi thứ tết nhất ở khu dân cư chúng tôi khá nhẹ nhàng, ới nhau là sang chung vui thay vì e dè hay mặc cảm chuyện phải có thứ này, mua thứ nọ sang nhà nhau. Cũng chính vì lí do ấy mà chung cư bầu tôi làm trưởng ban đại diện, cái chức mõ làng mà mỗi lần nhìn sang ông chồng tôi lại bực; vì họ bầu chồng tôi nhưng ông ấy dúi tôi làm thay”, chị Vui nói thêm.

Nam Phương

Đưa con gái về nhà chồng, bố mẹ lặng người thấy gia cảnh chú rể

Vợ chồng bà vốn không đặt nặng chuyện giàu nghèo, nhưng chứng kiến gia cảnh anh Huỳnh Săn, ông bà không khỏi lo lắng.

Cho cháu nội 4 triệu mỗi tháng, tôi giận run người khi biết bí mật của con dâu

Mỗi tháng, tôi cho vợ chồng con trai 4 triệu đồng để hỗ trợ nuôi cháu nội, nhưng ai ngờ số tiền ấy được con dâu dùng vào việc khác.

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Đang cập nhật dữ liệu !