Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản: Có hay không CQĐT bỏ lọt tội phạm
Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản?
Theo nội dung tố giác của anh Lưu Ngọc Tân (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), tố cáo bà Trần Thị Bích Ngọc cùng chồng (ông Sáng) từ tháng 4/2013 đã lợi dụng lòng tin của anh hứa xin việc, chạy án rồi mượn sổ đỏ, vay tiền của anh cùng người thân.
Giấy xác nhận nợ của bà Trần Thị Bích Ngọc được viết hôm 13/3/2017. Tuy nhiên từ đó cho đến nay, anh Tân không thể liên lạc được với bà Ngọc và chồng là ông Sáng. |
Do quen biết nên anh Lưu Ngọc Tân đã đồng ý cho vợ chồng ông Sáng, bà Ngọc mượn sổ đỏ (giấy CN QSD đất) để vay thế chấp. Không dừng lại ở đó, cặp vợ chồng này đã tìm cách tiếp cận làm quen với người nhà anh Tân và mời chào với lời hứa xin việc, nhận “chạy án”... nhưng phải đưa trước tiền để lo lót.
Không chỉ vay tiền, vợ chồng bà Trần Thị Bích Ngọc còn biết gia đình ông bà Phạm Văn Liên và Trần Thị Tuyết (người nhà anh Tân) có con gái đang bị thi hành án phạt tù. Ông Sáng, bà Ngọc đã tìm cách liên hệ và giới thiệu có người quen làm trong Bộ công an nên có thể “chạy án” để được hưởng ân xá vào dịp 2/9/2013.
Sau khi vợ chồng ông Sáng, bà Ngọc cầm tiền để "chạy ân xá" nhưng con gái ông Liên vẫn không được hưởng ân xá như lời bà Ngọc đã hứa và cũng kể từ đó, mọi thông tin về đôi vợ chồng có dấu hiệu “lừa đảo” này cũng biến mất.
Trước sự chứng kiến của cơ quan CSĐT quận Thanh Xuân, Hà Nội vào ngày 13/3/2017, bà Ngọc đã viết đơn và cam kết hoàn trả số tiền đã vay cho người bị hại là anh Lưu Ngọc Tân với số tiền hơn 4 tỷ đồng.
Cho đến thời điểm hiện nay, vợ chồng bà Ngọc có dấu hiệu mất khả năng trả nợ và đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm. Trước nguy cơ mất trắng số tiền lớn, anh Lưu Ngọc Tân đã có đơn trình báo tới cơ quan CSĐT quận Thanh Xuân đề nghị giúp đỡ.
Sau một thời gian dài đằng đẵng chờ đợi, đến ngày 4/5/2017, anh Tân (người bị hại) mới được nhận Thông báo kết quả giải quyết tố giác số 240 ( Thông báo số 240) và Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 88/CQĐT (Quyết định 88) cùng ngày 28/4/2017 của Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân.
Nhưng kể từ thời điểm đó đến nay, anh Tân không thể liên lạc được với vợ chồng ông Sáng, bà Ngọc để nhận lại số tiền như bà Ngọc đã cam kết. Tuy nhiên, Công an quận Thanh Xuân vẫn cho đây chỉ là vấn đề dân sự.
Cơ quan công an có đấu hiệu bao che, bỏ lọt tội phạm
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc, luật sư Trương Anh Tú - Văn phòng luật sư Trương Anh Tú - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Điều 139 bộ luật tố tụng hình sự thì những hành vi mà đối tượng Ngọc và Sáng đã thực hiện để vay được tiền từ ông Tân đã có dấu hiệu của tội, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bởi, tới khi anh Tân và người những người thân đòi lại tài sản thì Ngọc và Sáng không trả, mặt khác còn có dấu hiệu bỏ trốn. Hành vi của Ngọc, Sáng đã có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 139 BLHS".
Thông báo kết quả giải quyết tố giác số 240 (Thông báo số 240) và Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 88/CQĐT (Quyết định 88) cùng ngày 28/4/2017 của Cơ quan CSĐT Công an quận Thanh Xuân. Theo người bị hại thì những văn bản này không phản ánh đúng thực tế, dẫn đến việcbỏ lọt tội phạm. |
Bên cạnh đó, luật sư Trương Anh Tú cũng phân tích: “Cơ quan CSĐT quận Thanh Xuân đã không thực hiện đúng với quy định của pháp luật về thời gian giải quyết đơn thư tố giác tội phạm.
Vì trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Theo luật sư Trương Anh Tú, việc anh Lưu Ngọc Tân không thể liên lạc được với đối tượng Ngọc, Sáng, nhiều lần đến nơi cư trú nhưng không gặp được do đối tượng lẩn tránh là một trong những biểu hiện của việc bỏ trốn.
Nhưng cũng cần nói rằng thực tiễn tham gia tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân, chúng tôi nhận thấy có một thực trạng bất cập khi công dân thực hiện quyền tố giác tội phạm đó là việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của cán bộ điều tra. Có những vụ có dấu hiệu hình sự rất rõ ràng nhưng không khởi tố, còn có những vụ dấu hiệu vi phạm không rõ thì lại khởi tố.
Theo nội dung đơn tố giác của anhLưu Ngọc Tân, trú tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội) gửi tới cơquan báo chí và các cơ quan có thẩm quyền: Lợi dụng mối quan hệ quen biết từlâu, ngày 1/4/2013, vợ chồng ông bà Trần Sáng và Trần Thị Bích Ngọc đã liên lạcvới anh Lưu Ngọc Tân, mượn sổ đỏ vay thế chấp bên ngoài với lý do thiếu vốn đầutư vào một dự án lớn. Do quen biết đã lâu, anh Lưu Ngọc Tân đã đồng ý cho vợ chồngông Sáng, bà Ngọc mượn sổ đỏ (giấy CN QSD đất) để vay thế chấp với số tiền là350 triệu đồng và hứa sẽ trả lại trong 10 ngày.