Hạnh phúc muộn màng của người đàn bà 20 năm bị chồng bạo hành

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ bộ đội, bà trở về quê làm nông nghiệp. Ngoài 30 tuổi bà mới kết hôn nhưng cuộc hôn nhân của bà đầy nước mắt.
Nữ thanh niên xung phong mong tình yêu cảm hóa được "Chí Phèo"

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Đào trú tại Bắc Giang trong diễn đàn phòng chống bạo lực gia đình tại Hà Nội. Bà Đào là khách mời đặc biệt của diễn đàn. Khi diễn đàn kết thúc, đã quá trưa nhưng bà Đào vẫn cố nán lại để nói chuyện với chúng tôi. Câu chuyện về cuộc đời của bà cũng đầy nước mắt và gian truân.

Bà vốn là nữ thanh niên xung phong, khi giải ngũ trở về quê nhưng trở thành “gái ế”. Bao năm, bà lúc nào cũng mơ có một mái nhà riêng để được cơm nước, có tiếng í ới gọi mẹ của trẻ thơ. Ngoài 30 tuổi, bà biết mình chẳng thể nào lập gia đình được nữa khi phụ nữ trẻ, xinh ở quê bà ế còn nhiều.

Bà đang có ý định xin một đứa con nuôi cho trọn ước nguyện được làm mẹ thì bà lại gặp ông Nguyễn Văn An hơn bà 2 tuổi. Khi đó, ông An 36 tuổi nhưng vẫn chưa lập gia đình. Nói về quá khứ của ông An bà Đào kể "ông ấy chưa có vợ nhưng lại ham gái gú và các phen khuynh gia bại sản vì gái thì rất nhiều. 

Khi chúng tôi hỏi sao biết quá khứ bất hảo của ông An mà bà vẫn chấp nhận lấy. Người phụ nữ tội nghiệp đó chỉ cúi mặt khóc "cô tưởng chỉ cần tình yêu là đủ. Cô nghĩ đơn giản lắm nếu cứ lấy ông ấy cô tin rằng tình cảm của mình sẽ làm cho ông ấy thay đổi. Lúc đó, nhìn ông ấy cô cũng thương lắm. Hơn nữa, cô đã 34 tuổi rồi kén chọn làm sao được".

Hạnh phúc muộn màng của người đàn bà 20 năm bị chồng bạo hành - ảnh 1

Bà Đào tại diễn đàn PCBL Gia đình

Khi bà Đào quyết định lấy chồng cả dòng họ nhiều người phản đối. Tất cả những lời phản đối của anh em, bà Đào cho qua hết bởi lúc đó mà có một niềm tin lớn về sự thay đổi của ông An.

Đám cưới của hai người được tổ chức đơn sơ. Người ta chúc mừng hạnh phúc thì ít mà thở dài lo sợ thì nhiều. Từ ngày về làm vợ ông An bà chưa một ngày được hưởng hạnh phúc. Ông An vẫn tính nào tật nấy, chỉ biết chơi bời hưởng thụ mà không chăm lo kinh tế gia đình. Đã vậy, ông còn thường xuyên đánh vợ.

Không những có thói trăng hoa, ông An còn ham lô đề, thích vần vò trên những con số. Có vợ con nhưng chưa bao giờ ông kiếm được đồng tiền nào. 

Con cầu xin mẹ hãy ly hôn

Ba đứa con của bà biết rõ về cha mình nên cháu nào cũng ngoan để mẹ bớt lo toan. Con trai, con gái đều chăm chỉ học hành. Sống cùng người cha vô tình, chứng kiến bố đánh mẹ nhiều nên con bà thường khóc xin mẹ hãy ly hôn để giải thoát. Ban đầu bà Đào nghĩ rằng "Giờ ly hôn thì con cái sẽ ra sao. Vì thế, mình chấp nhận nín nhịn chỉ mong ước đơn giản nhà là phải có cột. Mình chia tay ông ấy thì dễ nhưng người ta bảo con không cha như nhà không nóc". 

Bao đêm, bà Đào ôm đứa con gái khóc vì nó nói "con sợ khổ như mẹ, con không lấy chồng đâu". Rồi mỗi khi cha về đánh mẹ, cả ba đứa đều ôm nhau gào khóc "mẹ bỏ ông ấy đi". Khi đó, nước mắt bà mặn chát, mũi cay xè không biết nên làm thế nào. Giờ ông An giờ chẳng khác nào như Chí phèo ăn vạ bỏ được cũng đâu dễ gì. 

Vào cuối năm 2010, ba mẹ con bà đang nhặt rau thì nghe trên đài phát thanh VOV có đoạn phóng sự viết về Ngôi nhà tạm lánh của các chị em phụ nữ bị bạo hành. Ở đó, nạn nhân sẽ được chăm sóc tư vấn về tâm lý, sức khỏe, về luật phòng chống bạo lực gia đình.

Bà Đào không tin lắm nên nhờ người quen trên Hà Nội tìm giúp. May mắn, bà biết có địa chỉ như đài đưa tin thật. Mẹ con bà khăn gói bỏ nhà lên Hà Nội tìm đến ngôi nhà bình yên. Sau khi được các chuyên gia tư vấn cặn kẽ về trường hợp của mình, được gặp những người phụ nữ đồng cảnh ngộ bà Đào mới tin rằng "nạn nhân của bạo lực gia đình được pháp luật bảo vệ".

Lúc đó, bà mới hiểu quan niệm ấu trĩ của mình về việc có một gia đình có cả cha và mẹ là sai lầm khi người cha là nguồn cơ của mọi bất hạnh. Bà Đào nhờ sự hỗ trợ của Ngôi nhà bình yên gửi công văn đến hội phụ nữ xã, thôn giúp đỡ trường hợp của bà. Chưa đầy 4 tháng sau, bà Đào được tòa án xử ly hôn. Cả ba đứa con không đứa nào sống chung với bố. 

Trước phán quyết của tòa, ông An không được sống chung nhà với vợ con. Gã Chí Phèo ngày nào giờ đành chấp nhận trở về nhà cũ trả lại sự bình yên cho mẹ con bà Đào. Đến nay, căn nhà của ba mẹ con bà luôn tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Bà Đào vẫn không thể tin vào ngày hạnh phúc này sẽ đến với mình. Chỉ lên mái tóc của mình, bà Đào kể “bạc đầu vì chồng đấy cháu ạ”.

Nói về người chồng cũ, bà Đào chỉ nhớ "cô đã nghĩ tình yêu có thể làm được tất cả, đưa ông ấy về quỹ đạo gia đình nhưng cô đã nhầm. Nếu không chia tay sớm, tương lai các con của cô cũng chẳng được như bây giờ đâu. Khổ nỗi phụ nữ thường rất ngại đưa chuyện gia đình mình nhất là bỏ chồng". 

Đến nay, ông An thi thoảng vẫn quay lại quấy rối vợ con như đòi tiền, cố tình gây hấn nhưng bà Đào không còn sợ như trước. Hai đứa con lớn của bà đã học xong cấp 3 và đi làm công nhân. Con gái bà bây giờ đã có cái nhìn khác về người đàn ông, về bạo lực gia đình. 

Cậu con trai út đang học lớp 7 của bà vẫn ôm khát vọng thi vào trường Đại học Luật Hà Nội để hiểu thêm về luật và em chỉ có ước ao bảo vệ được nhiều người phụ nữ bất hạnh như mẹ mình. Nhìn hai mẹ con họ ôm bó hoa ly vàng và bước ra khỏi Trung tâm phụ nữ Phát triển Hà Nội ít ai nghĩ rằng họ từng có tháng ngày sống trong đau khổ vì bạo lực gia đình.

* Tên nhân vật đã thay đổi

Khánh Ngọc

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Đang cập nhật dữ liệu !