Giếng nước đầy xăng: Dân lo sợ "bom nổ chậm"

Mùi xăng tràn ngập không khí, xăng đầy giếng nước tại khu vực trung tâm xã Long Hà (Bù Gia Mập, Bình Phước) khiến mấy trăm nóc nhà san sát nhau “mất ăn, mất ngủ” vì lo sợ cháy nổ xảy ra.

Xe máy chạy bằng xăng múc dưới giếng

Nhân dân trong vùng kéo đến các “giếng xăng” để xem và kéo lên những gầu xăng mát rượi, xanh lét. Người dùng chai, người dùng xô, người cầm can đi lấy xăng. Có người múc xăng đổ ngay vào bình xăng xe và nổ máy đi liền. Nhiều trẻ em và người dân Long Hà làm thí nghiệm lấy xăng dưới giếng đổ ra đường và châm lửa cháy. Hùng (12 tuổi, ở thôn 10, xã Long Hà) hồn nhiên kể: “Đêm qua bọn em lấy dẻ lau quấn quanh cây tre, nhúng xuống giếng, rồi đốt đuốc đi chơi khắp xóm, vui như đêm trung thu”.

Giếng nước đầy xăng: Dân lo sợ
Mỗi người một xe, lấy xong, đem ra đổ vào xe ngay tại cổng và chạy ngon lành

Đến khoảng 11 giờ ngày 20-12-2013, giếng nhà bà Cấn Thị Ngãi (1958, ở số nhà 24, thôn 9, xã Long Hà) múc lên toàn xăng màu xanh đậm. Trên tay cầm can nhựa loại 10 lít đựng đầy xăng vừa múc từ giếng, anh Kiều Văn Hai (thôn 9, xã Long Hà) nói: “Tôi xin ít xăng về rửa gạch, ngói bị dính sơn do làm nhà”. Để cho người dân mặc sức múc xăng, bà Ngãi chỉ luôn miệng nhắc nhở: “Đừng để chảy ra ngoài, chết hết mấy cây cau! Không được hút thuốc”... Xăng chảy tràn khắp sân, có người lấy tờ giấy cuộn lại làm phễu để đổ những gầu xăng vừa múc vào can nhựa.

Bà Ngãi kể: “Giếng nước gia đình tôi dùng 20 năm nay không có hiện tượng lạ nào xảy ra. Từ đầu năm 2013, tôi luôn ngửi thấy mùi xăng, dầu ở khắp nơi trong nhà nhưng cho là do ở gần cây xăng nên bị ảnh hưởng mùi trong không khí. Dần dần, tôi thấy nước giếng nồng nặc mùi xăng và váng xuất hiện. Khoảng 20 ngày nay, tôi không dám bơm nước giếng sử dụng vì toàn là xăng”.

Ông Lã Đức Dũng, Trưởng thôn 9 cho biết: Giếng nhẹ thì múc thùng nước lên có khoảng 25% là xăng, 75% ở đáy thùng là nước. Đặc biệt, giếng nhà bà Ngãi múc lên toàn là xăng màu xanh đậm. Cả thôn 9 chỉ dùng nước giếng, chưa có hệ thống nước máy, vì vậy những nhà có giếng bị nhiễm xăng phải sống trong cảnh thiếu nước và nơm nớp lo sợ cháy nổ.

Sống cùng "bom xăng"

Bên cạnh nhà bà Ngãi là gia đình bà Kiều Thị Mai (1959). Mấy ngày qua bà Mai phải đi xin nước sạch ở cách nhà khoảng 100m về dùng. Bà Mai phải khóa nắp, lấy giấy đa năng nhét kỹ các kẽ hở quanh giếng, rồi dùng nhiều lớp bịch ni-lon đậy lên trên, lấy gạch cố định lại. Tuy nhiên, nhà bà Mai vẫn nồng nặc mùi xăng. Sợ bị cháy nổ nên bà Mai không cho người lạ vào nhà nhưng cửa phải mở 24/24 vì ngạt mùi xăng. Gia đình bà không dám nấu ăn ở trong nhà và luôn phải chú ý đến cầu dao điện.

Bà Mai cho biết: Cháu ngoại của tôi mới sinh được một tháng, bị bệnh về hô hấp phải đi chữa trị ở Bệnh viện Nhi đồng II. Tôi sợ quá, phải đem cả cháu nội 1 tuổi đi gửi ở nhà khác. Những nhà có giếng bị nhiễm xăng đều phải sơ tán trẻ em đến nhà người quen lánh nạn, còn người lớn đành “sống chung với mùi xăng nồng nặc”.

Theo quan sát của chúng tôi, trong số 10 gia đình có giếng nước bị nhiễm xăng dầu, -bị nặng nhất là giếng của 4 hộ: Hoàng Tiến Yên, Cấn Thị Ngãi, Kiều Thị Mai, Nguyễn Hữu Hà. Nước giếng múc lên đều có màu xanh đậm, tỷ lệ xăng đều hơn 25%. Người dân trong vùng cho rằng, giếng nước của các hộ dân có xăng là do bồn chứa của cây xăng Hồng Hạng (liền kề với những gia đình có giếng bị nhiễm xăng, do ông Trần Văn Khánh và vợ là bà Nguyễn Thị Hạng làm chủ) bị rò rỉ với khối lượng lớn. Do không bốc hơi kịp nên xăng đã ngấm xuống lòng đất và theo mạch nước ngầm vào giếng.

Lo lắng vì mùi xăng lẫn vào không khí

Làm việc với phóng viên Báo Bình Phước ngày 20-12, ông Vương Sỹ Toán, Chủ tịch UBND xã Long Hà cho biết: 3 mẫu nước chúng tôi lấy từ giếng của các hộ dân ngày 18-12, khi để bên cạnh chai đựng xăng A92 có màu, mùi hoàn toàn giống nhau. Nhìn bằng mắt thường, 9 mẫu nước của 9 giếng gần cây xăng Hồng Hạng lấy ngày 20-12 thì 4 mẫu có xăng, trong đó có mẫu 25% bề mặt là xăng, có mẫu gần như 99% là xăng. 5 mẫu còn lại có mùi xăng, nổi váng ở bề mặt...

Chúng tôi đã huy động toàn bộ công an, dân quân đến khu vực thôn 9 hướng dẫn các hộ dân không được nấu bếp củi, gas, kiểm tra hệ thống điện, không hút thuốc và dùng các vật dụng dễ gây ra cháy, nổ... Tôi rất lo lắng vì lượng xăng trong không khí quá lớn.

Xăng dầu đã ngấm vào lòng đất và chảy vào giếng với khối lượng nhiều như vậy trong thời gian dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nguồn nước của người dân trong khu vực. Khu vực xuất hiện những “giếng xăng” cũng là nơi tập trung dân cư đông nhất xã Long Hà, ngay bên cạnh trường THPT Ngô Quyền. Rất mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết dứt điểm để trả lại yên bình cho người dân và tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Nguồn: Báo Bình Phước online

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !