Gặp nữ TNXP sống sót duy nhất ở “Tiểu đội thép” Truông Bồn

Dù đã hơn 70 tuổi, nhưng người nữ TNXP duy nhất ở “Tiểu đội thép” Truông Bồn (Nghệ An) còn sống sót trong trận ném bom cuối cùng của đế quốc Mỹ vẫn không thể nguôi ngoai ký ức đau thương khi 13 đồng đội vĩnh viễn ra đi ở lứa tuổi đôi mươi.

Bà Thông ngậm ngùi kể về buổi sáng định mệnh ngày 31/10/1968 khi hứng chịu trận bom của giặc Mỹ khiến 13 đồng đội vĩnh viễn ra đi ở tuổi đôi mươi.

Trận bom định mệnh

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, một tiểu đội nữ thanh niên xung phong (TNXP) tại Truông Bồn, thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) được mệnh danh là “Tiểu đội thép”. Họ có nhiệm vụ thông đường, đảm bảo an toàn cho những chuyến xe chi viện nhân tài, vật lực cho chiến trường miền Nam.

Nằm trên tuyến đường chiến lược 15A, Truông Bồn là điểm bị địch đánh phá ác liệt nhất. Những chiến sĩ TNXP ấy đã trở thành những “cọc tiêu sống” đưa những đoàn xe đi qua.

Nữ TNXP Trần Thị Thông lúc còn trẻ.

Trong những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi tìm về căn nhà nhỏ của gia đình bà Trần Thị Thông (SN 1946, trú tại khối Yên Duệ, phường Đông Vĩnh, TP. Vinh, Nghệ An). Bà Thông chính là người nữ TNXP duy nhất còn sống sót của “Tiểu đội thép” mở đường tại Truông Bồn những năm tháng chống Mỹ cứu nước.

Dù năm nay đã 72 tuổi, sức khỏe đã yếu đi, trí nhớ không được như xưa, nhưng với bà, những ký ức về những ngày bi thương của 50 năm về trước vẫn không thể nào nguôi ngoai.

Ngồi tĩnh lặng một lúc, bà Thông kể cho chúng tôi nghe về buổi sáng định mệnh khiến 13 người đồng đội của bà mãi mãi ra đi: Vào đêm 30, rạng sáng 31/10/1968, Đại đội TNXP 317 nhận được thông tin 7 giờ sáng có đoàn xe quân sự đi qua. Các đơn vị đóng quân trên tuyến đường 15A khẩn trương sửa chữa cầu đường, san lấp hố bom, bảo vệ an toàn cho đoàn xe vượt qua.

Chân dung 14 chiến sĩ TXNP ở “Tiểu đội thép” nơi tuyến lửa Truông Bồn.

“Ngay sau đó, Đại đội 317 triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiểu đội 2 chúng tôi được tiếp tục giao nhiệm vụ trực chiến, san lấp nhiều hố bom còn sót lại, sẵn sàng đón đoàn xe đi qua”, bà Thông nhớ lại.

Rưng rưng nước mắt, bà Thông ngậm ngùi kể: Đến khoảng 6h10’, khi hố bom cuối cùng được san lấp, bỗng kẻng báo động vang lên, máy bay địch gầm rú trên bầu trời, hàng trăm quả bom được giặc Mỹ ném xuống Truông Bồn; cả tiểu đội chúng chưa kịp chạy vào hầm thì nhiều tiếng nổ chát chúa vang lên, nơi đây chìm trong biển lửa khói. Lúc tỉnh dậy thì tui đã nằm trong bệnh xá, còn 13 đồng đội đã vĩnh viễn ra đi.

Phần mộ chung của 13 liệt sĩ TNXP ở khu tưởng niệm.

“Sống sót nhờ đầu ruồi của nòng súng”

Theo lời kể của bà Thông, trong trận mưa bom ấy, máy bay Mỹ bất ngờ lao tới ném hàng trăm quả bom xuống Truông Bồn, khiến nơi đây chìm trong biển khói, mù mịt.

Tại hiện trường ngổn ngang ấy sau đó, đồng đội, người dân địa phương ai cũng dồn sức đào bới, để tìm kiếm, nhưng tất cả đã vĩnh viễn ra đi, chỉ duy nhất chỉ còn nữ TNXP Trần Thị Thông may mắn được cứu sống.

Bà Thông nhớ lại: “Số tui (tôi) may mắn hơn các chị em trong tiểu đội, sau khi bị đất, đá vùi lấp, may nhờ có cái đầu ruồi nòng súng K44 ló lên mặt đất. Phát hiện đầu súng nên mọi người ra sức đào bới và cứu được tui lên”.

Những bức tượng chân dung của 13 chiến sĩ TNXP được thờ phụng tại khu tưởng niệm của di tích Truông Bồn.

Sau khi bị thương, bà Thông được điều trị tại một nhà dân ở xã Mỹ Sơn (huyện Đô Lương). Còn 13 chiến sĩ TNXP (trong đó có 11 nữ, 2 nam) đã vĩnh viễn ra đi khi vừa tròn mười tám, đôi mươi; trong đó, có 7 người không tìm được thi thể.

“Họ ra đi bất ngờ quá, chị em ở với nhau được 4 – 5 trời nên thương và đùm bọc nhau lắm. Trước trận bom tàn khốc ấy của đế quốc Mỹ, có người mừng, đêm không ngủ được vì sẽ được về đi học, hay về lập gia đình, nhưng bom Mỹ đã cướp đi tất cả”, bà Thông không dấu nỗi nước mắt nói.

Tượng đài chiến thắng Truông Bồn, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ.

Nên duyên từ những cánh thư

Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, hàng trăm chuyến xe đi qua, tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền Nam. Cũng bởi vì thế, những cánh thư được những người lính lái xe gửi gắm đến những người nữ thanh niên xung phong Truông Bồn như lời hẹn ước.

Bà Thông nhớ lại: “Nhiều đoàn xe đi qua Truông Bồn bị sục lầy, các anh lái xe thì chào nhau, gửi gắm những lá thư về nhà hay động viên chúng tôi ‘Các em làm đường cho vui vẻ, chờ ngày thống nhất, các anh trở ra”.

Vợ chồng bà Thông đang có cuộc sống hạnh phúc, nhưng vẫn không nguôi ngoai khi nhớ về những người đồng đội đã khuất.

'Sau năm 1968, bà Thông được đơn vị cho về đi học may ở Vinh, cuối năm 1969, người nữ thanh niên xung phong tình cờ gặp lại người lái xe Lê Hải Diên (SN 1941, trú ở phường Đông Vĩnh, TP. Vinh); điều đặc biệt, đây cũng là người lính từng đi qua Truông Bồn và gửi gắm những cánh thư tay viết vội cho những nữ thanh niên xung phong ngày ấy.

Năm 1970, hai người nên duyên vợ chồng, bà Thông ở nhà lo công việc, còn ông Diên tiếp tục những chuyến xe lên đường chi viện cho chiến trường miền Nam đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất.

Hiện nay, vợ chồng bà Thông đã có 4 người con trai, đều đã lập gia đình và sống hạnh phúc.

Giở đây, bà chỉ mong có sức khỏe, để được lên Truông Bồn, thắp cho những đồng đội những nén hương những dịp kỷ niệm, tưởng nhớ về các đồng đội đã khuất, về ký ức đau thương ngày ấy.

Tiểu đội 2 và 13 Chiến sĩ Thanh niên Xung phong.

Đêm 30, rạng sáng 3/10/1968, Đại đội TNXP 317 nhận được mật lệnh “0h ngày 1/11 máy bay Mỹ ngừng ném bom miền Bắc; 7h sáng có đoàn xe quân sự đi qua, các đơn vị đóng quân trên tuyến đường 30 nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu; khẩn trương sữa chữa cầu đường, san lấp hố bom, bảo vệ an toàn cho đoàn xe vượt qua”.

Ngay sau đó, Đại đội 317 triển khai thực hiện nhiệm vụ. Cùng làm với đơn vị Tiểu đội 2 được tiếp tục giao nhiệm vụ trực chiến, san lấp nhiều hố bom còn sót lại, sẵn sàng đón đoàn xe.

Các nữ TNXP ở tuyến lửa Truông Bồn san lấp hố bom để mở đường cho xe qua.(Ảnh tư liệu).

Cả đêm hôm đó, 12 nữ TNXP cùng 2 chiến sỹ Cao Ngọc Hòa và Trần Văn Hạp cầm quốc, xẻng, xà beng, quang gánh ra trận địa.

Đến 6h 10’, khi hố bom cuối cùng được san lấp, bỗng kẻng báo động vang lên, máy bay địch gầm rú trên bầu trời, bom rơi nhiều như vãi trấu, cả tiểu đội chưa kịp chạy vào hầm thì nhiều tiếng nổ chát chúa vang lên, Truông Bồn chìm trong biển lửa khói.

13/14 chiến sĩ TNXP đã hi sinh (trong đó có 11 chiến sĩ nữ, 2 chiến sĩ nam), khi còn ít giờ nữa máy bay Mỹ ngừng ném bom trên toàn miền Bắc.

Hầu hết, các anh chị đã hoàn thành nhiệm vụ. Người có quyết định ra quân, người có quyết định đi học, người chuẩn bị ngày cưới… nhưng, các anh chị đã mãi mãi để lại tuổi hai mươi, 7 chiến sĩ không tìm thấy thi thể, máu xương của họ đã hòa với đất trời, cỏ cây nơi đây, tạo nên khúc ca về TNXP, về huyền thoại Truông Bồn bất tử!

Ghi nhận vai trò, vị trí của Truông Bồn và tri ân những đóng góp, hy sinh to lớn của quân và dân ta tại địa danh lịch sử này, ngày 12/9/1996, Bộ Văn hóa – Thông tin đã có Quyết định số 51 QĐ/BT xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia.

Ngày 23/9/2008, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã có Quyết định số 1304/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng vũ trang cho tập thể 14 chiến sỹ TNXP Truông Bồn thuộc Đại đội TNXP 317, Đội 65, Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.

Khu di tích Truông Bồn là biểu tượng cho ý chí, sức mạnh tinh thần của quân, dân ta trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc, làm tỏa sáng thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạnh, là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ mai sau. 
Việt Hòa - Đặng Sơn

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !