Dấu ấn Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trên tem bưu chính

Rất nhiều nước trên thế giới đã phát hành tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5. Và tại Việt Nam, kể từ năm 1958 đến nay đã bốn lần phát hành tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động

Tham khảo tư liệu của Câu lạc bộ Vietstamp về nguồn gốc của Ngày Quốc tế Lao động 1/5, được biết, trong “Lời kêu gọi” viết khi Quốc tế I thành lập năm 1864, Karl Marx đã nói nhiều đến vấn đề rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế họp ở Geneva tháng 4/1864 đã coi việc đấu tranh cho ngày làm việc 8 giờ là nhiệm vụ trước mắt. Tại Đại hội Quốc tế họp ở London, Eugène Dupont, người đại diện cho Karl Marx, đã đưa ra một dự thảo nghị quyết đòi thực hiện ngày làm việc 8 giờ.

Tháng 1/1884, tại Chicago (Mỹ), Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ đã thông qua Nghị quyết nêu rõ: Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả công nhân sẽ là 8 giờ.

Ở nhiều nơi, công nhân đã bãi công, biểu tình, đưa ra yêu sách đòi cải thiện điều kiện lao động, thực hiện chế độ ngày làm việc 8 giờ. 5.000 cuộc bãi công với hơn 340.000 công nhân tham gia nổ ra khắp nước Mỹ. 12.500 công nhân ở một số thành phố như New York, Washington, Baltimore… đã giành được quyền làm việc 8 giờ ngay trong ngày hôm đó.

Ngày 20/6/1889, Quốc tế cộng sản II nhóm họp tại Paris (Pháp). Dưới sự lãnh đạo của Frederic Engels, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đấu tranh của công nhân các nước, ngày biểu dương lực lượng, ngày hội đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ngày này đã trở thành ngày Quốc tế Lao động.

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của Lenin, Liên Xô là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5. Sáng kiến này dần dần được nhiều nước khác trên thế giới tán thành.

Tại Việt Nam, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời năm 1930, giai cấp công nhân Việt Nam đã lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày đỉnh cao của phong trào đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập - tự do - dân chủ, giành những quyền lợi kinh tế - xã hội.

Trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5 phần nhiều phải tổ chức bí mật bằng hình thức treo cờ, rải truyền đơn.

Năm 1936, sau thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp và Mặt trận dân chủ Đông Dương, ngày Quốc tế Lao động lần đầu tiên được tổ chức công khai tại Hà Nội, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Đặc biệt, ngày 1/5/1938, một cuộc biểu tình lớn gồm hàng chục ngàn người đã diễn ra ở khu Đấu xảo Hà Nội với sự tham gia của 25 ngành, giới: thợ hỏa xa, thợ in, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi, nhà văn, nhà báo... Đây là cuộc mít tinh lớn nhất trong thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939), một cuộc biểu dương sức mạnh đoàn kết của nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo.

Giờ đây, Ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của hai giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Dấu ấn Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trên tem bưu chính - ảnh 1

Bộ tem kỷ niệm 100 năm Ngày Quốc tế Lao động do Pháp phát hành ngày 1/5/1990

Dấu ấn Ngày 1/5 trên tem bưu chính

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng Ban Tem bưu chính, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã phát hành tem kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, mà sớm nhất có lẽ là Liên Xô (phát hành ngày 10/6/1947). Đáng chú ý là các nước trên thế giới đều kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động tính từ năm 1889 (năm mà Đại hội I của Quốc tế II đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm là ngày Quốc tế Lao động), chẳng hạn như Liên Xô, Macau; hoặc tính từ năm 1890 (năm đầu tiên thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động). Riêng Việt Nam kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động tính từ năm 1886 (năm diễn ra cao trào đấu tranh của công nhân Mỹ). Do đó, chỉ có Việt Nam phát hành tem kỷ niệm 100 năm Quốc tế Lao động vào năm 1986.

Theo thống kê của Ban Tem Bưu chính, kể từ năm 1958 đến nay, Việt Nam đã bốn lần phát hành tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Dấu ấn Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trên tem bưu chính - ảnh 2

Bộ tem kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động đầu tiên của Việt Nam mang mã số 29 được phát hành ngày 1/5/1958.

Bộ tem đầu tiên của Việt Nam phát hành kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 mang mã số 29 được phát hành ngày 1/5/1958 gồm hai mẫu 095 và 096. Bộ tem do họa sĩ Nguyễn Văn Khanh thiết kế, với hình ảnh chủ đạo là cờ Tổ quốc và hình bông lúa trên con tem, thể hiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động.

Bộ tem thứ hai Việt Nam mang mã số 125, mẫu 29, được phát hành ngày 1/5/1963, do hai họa sĩ Trần Lương và Trịnh Quốc Thụ thiết kế. Hình ảnh chủ đạo của mẫu tem là đôi chim bồ câu trên nền trời xanh với hình ảnh búa liềm, thể hiện ước nguyện hoà bình của của giai cấp công nông Việt Nam.

Bộ tem thứ ba mang mã số 189, mẫu 485 được phát hành ngày 1/5/1966. Đây là bộ tem do họa sĩ Lê Toàn thiết kế, với hình ảnh chủ đạo là anh công nhân tay búa tay súng, thể hiện ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của người lao động Việt Nam.

Dấu ấn Ngày Quốc tế Lao động 1/5 trên tem bưu chính - ảnh 3

Bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Lao động do Việt Nam phát hành ngày 1/5/1986

Và bộ tem thứ tư mang mã số 490, phát hành ngày 1/5/1986 với hai mẫu tem số 1705  và 1706. Trong bộ tem này, họa sĩ Trần Lương đã thiết kế hình ảnh chủ đạo là hình ảnh người da đen và người da trắng tại Chicago - ngọn cờ khởi đầu cho cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động. 

Bình Minh

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !