Đất nước trọn niềm vui

Qua biết bao hy sinh, mất mát, Chiến thắng 30/4/1975 đã đưa non sông nối liền một dải. Niềm vui nối tiếp niềm vui trong suốt 40 năm qua khi TP.HCM từng bước chuyển mình để vươn lên tầm cao mới.

Chiến thắng 30/4 và khát vọng hòa bình

Đất nước trọn niềm vui - ảnh 1

11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Thống nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Để có được ngày thống nhất đó, đất nước đã phải đổ biết bao xương máu, hàng triệu người mãi mãi nằm lại với đất, hàng trăm ngàn bà mẹ khóc cạn nước mắt khi biết con mình mãi mãi không về, hàng chục vạn người mang trên mình những vết thương bởi đạn bom, súng ống...

Đánh giá về những hy sinh, mất mát này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Chúng ta phải khắc sâu sự hy sinh, mất mát của các liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh, thanh niên xung phong… đã vì khát vọng hòa bình, thống nhất mà hy sinh thân thể, máu thịt của mình, không gì có thể bù đắp, ghi nhận được hết những mất mát hy sinh đó".

Tương tự, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cũng nhấn mạnh, sự kiện 30/4 là thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Nó khẳng định ý chí thống nhất và khát vọng hòa bình của toàn dân tộc, trở thành biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước. Để có được thắng lợi vĩ đại ấy, dân tộc ta đã trải qua những chặng đường đấu tranh biết bao gian khổ, hy sinh.

Chính vì vậy, hơn đâu hết người dân Việt Nam hiểu rõ và trân trọng hết mực giá trị của hòa bình, độc lập. Như trong một lần trả lời phỏng vấn, Trung tướng Võ Văn Tuấn – Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết, ông đánh giá rất cao khát vọng hoà bình của dân tộc ta. Theo ông Tuấn, đất nước này không hề mong muốn có thêm một ngày như 30/4 nữa để kỷ niệm, bởi cái "cao nhất" là khát vọng hòa bình ta đã đạt được rồi nên phải giữ nó. Có thể thấy chiến tranh là việc chẳng đừng, tuy nhiên chúng ta cần nhắc lại để thấy được sự tàn khốc của nó, sự mất mát mà đất nước đã phải gánh chịu. Để từ đó dặn lòng đừng để xảy ra chiến tranh thêm một lần xảy ra, để thấy rằng những ngày tháng chúng ta đang sống đáng quý biết chừng nào.

Gắn liền với quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh luôn mang trong mình trọng trách mà lịch sử, đất nước giao phó. Niềm vui sau ngày chiến tranh kết thúc cũng là lúc thành phố bước vào một trận chiến khác, trận chiến chống lại đói nghèo, lạc hậu, và cả những tư duy bảo thủ. Và chính từ những đột phá trong giai đoạn này mà thành phố tiếp tục được ghi nhận như một hình mẫu cho sự sáng tạo, đột phá về kinh tế, để từ đó bước vào thời kỳ mới – thời kỳ phát triển để ngày một nằm sâu hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Từ hòa bình đến "xé rào" chính sách và sự tăng trưởng vốn FDI

Sau 30/4, thành phố mang những hậu quả rất nặng nề do chiến tranh để lại. Tuy không bị phá hủy theo kiểu "phá sạch, đốt sạch" nhưng những gì còn lại gần như không thể hoạt động, bên cạnh đó là nạn thất nghiệp tràn lan. Cuộc chiến biên giới phía Tây Nam và những chính sách cải tạo kinh tế không phù hợp trong thời kỳ này khiến xã hội rơi vào khó khăn nghiêm trọng, tới mức phải "chạy ăn từng bữa". Trước tình hình đó, tháng 9/1979, Thành ủy thành phố đã có những quyết định đột phá, thoát khỏi cơ chế cũ bằng cách dần thiết lập các mối quan hệ kinh tế dựa trên quy luật lưu thông hàng hóa, thị trường.... từ đó các chỉ số kinh tế liên tục được cải thiện, tâm lý người dân ổn định trở lại. Có thể nói, đó là những hành động ban đầu, mở đường cho xu thế hội nhập của thành phố.

Đất nước trọn niềm vui - ảnh 2

Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nâng cao vị thế, từ đó hình thành nên một đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật hàng đầu cả nước.

Tuy vậy, sự hội nhập của TP.HCM không chỉ diễn ra trong thời gian từ sau năm 1975 trở lại đây, mà trước đó khi còn là thủ phủ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và xa hơn là thời thuộc địa, phong kiến, nơi này vẫn luôn là một trong những TP đón nhận và lan tỏa các giá trị của thế giới vào Việt Nam. Từ đó đến nay, TP.HCM luôn là trung tâm của mọi hoạt động kinh tế, chính trị trong khu vực Nam Bộ. Nếu nhìn rộng hơn, nơi này còn là giao điểm của các con đường quốc tế cả về hàng hải, hàng không, bởi từ đây có thể đi đến Thủ đô của tất cả các nước trong khu vực với khoảng cách chênh lệch ít nhất, xa hơn nữa nơi này cũng là vị trí trung chuyển đến các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, nơi này còn là một thị trường khổng lồ với hàng triệu dân, nơi tập trung đông đảo nhất của các nhà khoa học, công nhân, trí thức.

Cho đến nay, thành phố đã tận dụng triệt để những lợi thế của mình, bên cạnh đó là đưa ra những quyết định dũng cảm, dám nghĩ dám làm, thậm chí là "xé rào" của nhiều thế hệ lãnh đạo thành phố về chính sách kinh tế. Do vậy, thành phố ngày càng nâng cao vị thế, từ đó hình thành nên một đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật hàng đầu cả nước, trở thành biểu tượng cho sự hội nhập của Việt Nam với thế giới trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Chính vì thế trong hơn 30 năm qua, đã có hàng ngàn nhà đầu tư nước ngoài đến đây tìm cơ hội và gắn bó với nơi này, để từ đó những "chiếc cầu" giữa Việt Nam với thế giới mỗi lúc một nhiều hơn, dài hơn.

Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để "đo đếm" mức độ hội nhập là số lượng và quy mô các dự án đầu tư trực tiếp (FDI) vào thành phố. Theo Cục Thống kê TP.HCM, kể từ năm 1988 đến đầu năm 2013, tổng nguồn vốn FDI đăng ký tại đây là 31,6 tỷ USD, tỷ lệ thực hiện là 41,8%. Tính đến hết năm 2014, thành phố đã có 5.310 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 36,28 tỷ USD, chiếm 14,4% số vốn đăng ký và 30,1% số dự án còn hiệu lực trong cả nước. Đặc biệt, tính đến hết tháng 2/2015 đã có 41 dự án đăng ký mới và 200 dự án tăng vốn đầu tư là 506 triệu USD, đưa tổng số vốn đầu tư của TP.HCM lên 36,81 tỷ USD.

Chỉ tính riêng tại Khu Công nghệ cao (hoạt động vào năm 2005) hiện nay đã có 68 giấy phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 4 tỉ USD, trong đó các dự án FDI chiếm 3,3 tỉ USD. Đây cũng là nơi tập trung hai dự án "tỉ đô" của Intel và Samsung với số vốn lần lượt 1 và 1,4 tỉ USD. Đến năm 2014, thành phố đã có 3 khu chế xuất và 13 khu công nghiệp đang hoạt động với diện tích 3.748 ha. Cùng với hệ thống các khu công nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP.HCM đã kết thành một mạng lưới và giữ vai trò nhưng một đầu tàu, định hướng cho đường đi nước bước của cả vùng kinh tế trong điểm phía Nam.

Sự tăng trưởng của khu vực FDI đã tác động mạnh và trở thành trụ cột của kinh tế thành phố. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thì hiện nay có khoảng 550.000 người làm việc trong khoảng 5.000 doanh nghiệp FDI, chiếm 22,5% lực lượng lao động tại thành phố. Trong năm 2014, khu vực này có kim ngạch xuất khẩu khoảng 11,2 tỷ USD, chiếm 38,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của thành phố, nộp ngân sách 1,74 tỉ USD. Nó góp phần quan trọng vào việc nâng GDP bình quân đầu người từ 700USD vào giai đoạn 1995-1996 lên 5.131 USD vào năm 2014.

Những con số nêu trên đã chứng minh cho sự hội nhập sâu rộng của TP.HCM với thế giới. Và đương nhiên sự hợp tác, gắn kết này mang lại những lợi ích lớn cho TP.HCM và Việt Nam. Nó không chỉ thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân, mà còn tạo nên những nền tảng khoa học kỹ thuật để chuyển đổi tư duy và cách thức lao động, từ một nền sản xuất lạc hậu, thủ công sang hiện đại, sử dụng nhiều chất xám hơn. Nó biến TP.HCM từ chỗ là một đô thị lớn của Việt Nam nay trở thành một đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á và ngày càng nâng tầm lên cao hơn.

Bỏ qua những số liệu và tính toán khô khan, chúng ta có thể thấy rõ thành quả của sự hội nhập  qua những công trình đang mọc lên mỗi ngày một nhiều tại thành phố. Đó là 3.000 văn phòng của các công ty tổ chức đến từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Là khu đô thị Phú Mỹ Hưng trải dài 18km tại phía Nam thành phố được xây dựng bởi một liên doanh với Đài Loan, là đại lộ Đông – Tây, đường hầm sông Sài Gòn, đường cao tốc Trung Lương, và tới đây là các tuyến Metro – những công trình được hoàn thành bởi nguồn vốn của Nhật Bản, là những trung tâm thương mại của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc), hay hơn 300 trăm tòa cao ốc ở khắp nơi trong TP...

Có thể khẳng định, sự hội nhập của TP.HCM với thế giới là xu thế không thể đảo ngược, và sẽ còn phát triển mạnh, bền vững, chặt chẽ hơn trong những năm tới đây. Dù còn có những bất cập, khó khăn nhưng nó là tất yếu để đưa TP.HCM thành một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại của khu vực Đông Nam Á và xa hơn là tầm vóc châu lục. Và từ đó thế giới sẽ biết đến nơi này nhiều hơn với tư cách là một thành phố đẹp, năng động, hiện đại, có lịch sử lâu đời ngoài những cuộc chiến tranh vốn đã được nhắc đến rất nhiều.

Nguyễn Cường

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !