Đắk Nông: “Mạnh tay” xử lý sai phạm về rừng

Với những giải pháp đưa ra và thái độ kiên quyết xử lý các sai phạm của các cơ quan quản lý, người dân đang kỳ vọng trong thời gian tới diện tích rừng tại Đắk Nông sẽ được phục hồi và phát triển mạnh mẽ.

Áp lực dân số đè nặng lên rừng

Rừng không chỉ đóng góp vào việc giữ nước, điều hòa khí hậu mà còn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đăk Nông là 1 trong 5 tỉnh Tây Nguyên, nằm ở phía Tây Nam với diện tích tự nhiên 651.561,5 ha. Theo Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đăk Nông, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp sau khi rà soát, điều chỉnh là 296.439,48ha. Trong đó, diện tích quy hoạch rừng đặc dụng 41.018,45ha; diện tích quy hoạch rừng phòng hộ 62.141,20ha; Diện tích quy hoạch rừng sản xuất 193.279,83ha. Với cơ cấu như trên, rừng không chỉ đóng góp vào việc giữ nước, điều hòa khí hậu mà còn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Hiện dân số của tỉnh vào khoảng 565.000 người, trong đó số lượng di dân khá cao. Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh dẫn đến nhu cầu về đất ở và đất canh tác tăng. Ngoài ra, giá cả một số mặt hàng nông sản tăng cao (Cà phê, Hồ tiêu, Điều,…), dẫn đến nhu cầu về đất canh tác cho các mặt hàng này cũng tăng theo nên người dân phá rừng, lấn chiếm đất để trồng các loại cây có giá trị cao hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép để hưởng lợi.

Theo một nghiên cứu của trường đại học Lâm nghiệp, từ 2005 – 2015, diện tích rừng tự nhiên mất đi trên địa bàn toàn tỉnh là 130.828ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk Glong (43.933ha), Đắk Song (12.443ha), Krông Nô (25.157ha) và Tuy Đức (30.777ha). Diện tích rừng tự nhiên suy thoái trên địa bàn toàn tỉnh là 19.878ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Cư Jút (3.640ha), Đắk Glong (4.270ha), Krông Nô (4.499ha) và Tuy Đức (4.601ha).

Ý thức được tầm quan trọng của rừng, nhiều năm qua UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành nhiều chính sách nhằm gìn giữ diện tích rừng tự nhiên, phục hồi những nơi suy thoái và tổ chức trồng mới nhằm nâng cao độ che phủ của rừng. Đến cuối năm 2015 diện tích rừng tự nhiên được nâng cao chất lượng trên địa bàn toàn tỉnh là 58.340ha tập trung ở 2 huyện Đắk Glong (10.414ha), Đắk Song (12.112ha) và Tuy Đức (18.232ha). Diện tích rừng trồng tăng so với năm 2005 là 25.302ha. 

Thời gian gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở ngành, đơn vị liên quan siết chặt công tác bảo vệ rừng. Tháng 7 vừa qua UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3377/UBND-NN gửi Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã và các đơn vị chủ rừng về việc tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng.

Công văn nhấn mạnh cần xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đặc biệt là các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để răn đe, phòng ngừa các hành vi phạm tội; Đẩy mạnh công tác điều tra, đấu tranh với các đối tượng cầm đầu, bảo kê, kích động, lôi kéo người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Các chủ thể có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời các vụ phá rừng đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Để rừng phát triển bền vững, tỉnh cũng đề ra nhiều giải pháp nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giao đất trồng rừng và phố biến các kỹ thuật chăm sóc để đẩy nhanh tốc độ phát triển của rừng, đồng thời khai thác bền vững, có hiệu quả, hợp lý những diện tích được phép. Ngoài ra việc tuyên truyền cũng được đẩy mạnh để người dân hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo vệ rừng.

Hàng loạt cán bộ bị xử lý

Trước những tồn tại trong công tác bảo vệ rừng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với hàng loạt cá nhân, tổ chức sai phạm, kể cả xử lý hình sự.

Gần đây nhất, vào ngày 14/8/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định khởi tố vụ án “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng” đối với 3 bị can nguyên là lãnh đạo công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đức Hòa (huyện Đắk Song) vì để mất hơn 255ha rừng. Ngay sau đó 1 ngày, cơ quan điều tra đã bắt giam Giám đốc và Phó giám đốc, riêng Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Trước đó, vào ngày 7/8, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Giám đốc công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trường Xuân, đồng thời bắt tạm giam Trưởng phòng Kỹ thuật quản lý bảo vệ rừng để điều tra về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, dẫn đến làm mất 76ha rừng tự nhiên tại khoảnh 7, tiểu khu 1687 và các khoảnh 5, 7, 9 tiểu khu 1707 do Công ty quản lý.

Tính chung, từ đầu năm đến nay, cơ quan điều tra các cấp tỉnh Đắk Nông đã khởi tố 11 vụ với 42 bị can về hành vi hủy hoại rừng, 4 vụ với 6 bị can về tội vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng.

Đối với cơ quan quản lý, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức có liên quan. Kết quả, từ đầu năm 2017 đến nay, Sở Nông nghiệp và PTNT quyết định kỷ luật đối với 23 công chức kiểm lâm tại hạt kiểm lâm các huyện Đắk Song, Đắk Glong, Tuy Đức, cụ thể: khiển trách 06 công chức; cảnh cáo 08 công chức; Hạ bậc lương 01 công chức; Cách chức 04 công chức; Buộc thôi việc 01 công chức; Ngoài ra, kiểm điểm rút kinh nghiệm 40 công chức.

An Nhiên

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !