Đắk Lắk: "Mất cầu", người dân phải liều mình chèo thuyền đi làm rẫy

Mấy năm qua, người dân tại thôn 19 và thôn 20 (xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) phải liều mình chèo thuyền đi làm rẫy. Đã có vài lần trời nổi gió bất chợt khiến lật thuyền. Người dân tuy được cứu, nhưng nông sản của họ thì trôi theo dòng nước thăm thẳm.

Mẹ con bà Ngấy lênh đênh trên sông nước.

Từ dùng công nông phải chuyển sang... chèo thuyền

Năm 2014, đập Krông Búk Hạ (xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) bắt đầu tích nước, đi vào hoạt động. Đây là công trình thủy lợi trọng điểm A2 quốc gia, lớn nhất nhì khu vực các tỉnh Tây Nguyên.

Theo thiết kế, hồ Krông Búk hạ có dung tích chứa gần 110 triệu m3 nước, năng lực tưới tiêu 11.400 ha diện tích cây trồng các loại, đồng thời cung cấp nước sinh hoạt cho 72.000 hộ dân… tại huyện Krông Pắk và một phần huyện Ea Kar.

Thế nhưng, việc đập Krông Búk Hạ tích nước đã khiến nhiều người dân tại thôn 19 và thôn 20 xã Krông Búk (giáp với xã Ea Phê, huyện Krông Pắk) lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn, bị cô lập giữa nhà cửa với nương rẫy truyền thống của họ.

Cụ thể, nhiều hộ dân tại thôn 19 và thôn 20 xã Krông Búk không thể đi bộ từ nơi ở đến rẫy của mình. Bởi con đường duy nhất và cây cầu nhỏ bắc qua suối Cạn (hay còn gọi là suối Ea Mích) để người dân lên rẫy, vận chuyển nông sản bao năm qua nay đã chìm sâu dưới lòng hồ.

Nhiều người dân quen với việc lái xe công nông, vượt đồi, dốc nay phải chèo thuyền để vào rẫy mưu sinh.

Cực chẳng đã, nhiều gia đình tại thôn 19 và thôn 20, xã Krông Búk phải đóng thuyền để có phương tiện vượt hồ, lên nương rẫy. Nhà nào có nhiều nương rẫy, có tiền thì đóng thuyền lớn (trên 10 triệu đồng/chiếc); nhà nào ít rẫy thì đóng thuyền nhỏ, chất liệu bằng gỗ (giá từ 3-5 triệu đồng).

Bà Long Thị Ngấy (SN 1967, thôn 20) cho biết: “Nhà tôi có gần 2 ha rẫy bên kia suối. Ngày xưa, khi đường và cầu chưa bị ngập, cả nhà tôi ngồi xe công nông, qua rẫy làm việc rồi về. Khoảng 6 năm trở lại đây, khi đập Krông Búk Hạ tích nước, đường ngập, cầu ngập, ngày nào chúng tôi cũng phải chèo thuyền qua hồ rất vất vả, cực nhọc”.

“Khi đã vào mùa vụ, nhà nào cũng bận rộn trong khi thuyền vận chuyển nông sản khan hiếm khiến chúng tôi cực khổ trăm bề. Nếu thời tiết thuận lợi, gió lặng thì không sao. Trường hợp mưa gió, không thuê được thuyền máy, nhiều hộ phải để nông sản lại trên rẫy”, bà Ngấy chia sẻ thêm.

Những chiếc thuyền đơn giản, hằng ngày giúp bà con vượt hồ vào rẫy.

Khó khăn vây quanh

Theo bà Trương Thị Lý (SN 1968, thôn 20), dù sống trong môi trường sông nước đã được 6 năm, nhưng số người biết bơi trong thôn rất ít. Đặc biệt, phụ nữ và các cháu gái trong thôn hầu như đều không biết bơi.

Trong khi đó, vì cuộc sống mưu sinh, phụ nữ và trẻ em trong thôn vẫn phải chèo thuyền qua hồ để lên nương rẫy, nên thường xuyên phải đối diện với không ít nguy hiểm mỗi khi trời giông gió nổi.

Bà Lý kể: “Năm 2017, có 4 mẹ con chở 6 bao cà phê từ rẫy về. Khi ra đến giữa lòng hồ, do gió to nên chiếc thuyền bị lật, cả người và nông sản rơi xuống nước. Rất may, có vài người đánh cá gần đó đã cứu sống được 4 mẹ con, nhưng thuyền và 6 bao cà phê đành bỏ lại dưới đáy hồ”.

Mẹ con bà Ngấy chuẩn bị chèo thuyền qua hồ vào rẫy.

Đặc biệt, do lòng hồ chia cắt nên học sinh của thôn 19 và thôn 20 (đi học ở xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) phải đi đường vòng tới 20km nếu đi đường bộ để đến trường; còn không sẽ phải vượt lòng hồ.

Theo ông Hứa Văn Vân (Bí thư Chi bộ thôn 19), việc đường bị nước chia cắt khiến đời sống của bà con tại thôn 19 và thôn 20 gặp nhiều khó khăn. Điển hình như công việc trên nương rẫy vất vả hơn (tốn nhiều thời gian, công sức vận chuyển nông sản, phân bón...); các cháu nhỏ đi học bất tiện hơn... 

Nếu trời trở gió, cả 2 mẹ con sẽ đối diện với nguy hiểm vì thuyền nhỏ, dễ lật.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Mai Kim Huệ-Chủ tịch UBND xã Krông Búk cho hay, trước đây thôn 19 và 20 thuộc xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ). Năm 2011, 2 thôn này được sáp nhập về xã Krông Búk. Cả 2 thôn có khoảng 180 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo tại 2 thôn này khá cao. Mấy năm qua, bà con nơi đây đã phản ánh về việc nước ngập, không có cầu đi lại, khiến công việc nương rẫy và giao thương gặp nhiều khó khăn.

UBND xã Krông Búk đã nhiều lần kiến nghị UBND huyện Krông Pắk có giải pháp hỗ trợ, làm đường vào 2 thôn nói trên. Mới đây UBND huyện Krông Pắk  đã cử cán bộ xuống địa phương khảo sát thực địa, ghi nhận tình hình để tìm phương án, chủ trương đầu tư xây dựng cầu dân sinh mới giúp người dân tại thôn 19 và thôn 20. Tuy nhiên, do chưa bố trí được kinh phí nên việc bao giờ người dân tại thôn 19 và thôn 20 có cầu mới thì vẫn còn... phải chờ.

Trần Nhân
Từ khóa: Krông Búk hạ Ea Phê Krông Búk Krông Pắk Đắk Lắk Cầu dân sinh Ngập nước Chèo thuyền Nguy hiểm

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !