Đà Nẵng: Trung tâm hành chính, bảo tàng… làm “biến dạng” di tích Thành Điện Hải!

Đó là nhận xét của GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia tại hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải” do Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng tổ chức sáng 15/12.

Lần đầu tổ chức hội thảo khoa học về phục hồi di tích Thành Điện Hải

Theo Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng Huỳnh Văn Hùng, Thành Điện Hải là di tích hiếm hoi còn lại từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỷ XIX, là biểu tượng về lòng yêu nước, đức hy sinh của người dân Đà Nẵng. Tiếc rằng trong suốt thời gian dài, di tích này đã bị xâm hại nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng.

Hội thảo khoa học “Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải” do Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng tổ chức sáng 15/12 (Ảnh: HC)

Thấy được giá trị lịch sử to lớn của di tích Thành Điện Hải đối với lịch sử dân tộc, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể và giao cho ngành văn hóa quản lý, bảo vệ, nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, phục hồi, tôn tạo nhằm phát huy giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, nghiên cứu khoa học, phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài  nước.

Hội thảo “Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải” là để tiếp thu, thu thập ý kiến các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, nghệ thuật, khảo cổ học, các nhà hoạt động trên các lĩnh vực khác có liên quan cũng như các cấp lãnh đạo địa phương, các chuyên gia,.. cho việc triển khai, xúc tiến các hạng mục bảo tồn, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải. Đây cũng là lần đầu tiên một hội thảo khoa học về vấn đề này được tổ chức.

Tại hội thảo, GS.TS Trương Quốc Bình, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia chỉ rõ, theo hồ sơ xếp hạng di tích, Thành Điện Hải có 2 khu vực bảo vệ. Khu vực 1 là toàn bộ phần bên trong, được bao bọc bởi bờ tường phía trong Thành Điện Hải. Khu vực 2 là hệ thống hào rãnh và phần đất xung quanh, cách chân tường thành 65m.

Bảo tàng lại vi phạm nặng nhất đến tính toàn vẹn của di tích

“Tuy vậy ngày nay có thể thấy rõ hàng loạt công trình đã và đang xây dựng vào bờ hào, chân thành và tường Thành Điện Hải, làm thay đổi tình trạng vốn có của nó. Những năm gần đây có 28 hộ dân đã lấn sâu, làm nhà ở chống lấn làm thay đổi cơ bản cảnh quan lịch sử của di tích!” - GS.TS Trương Quốc Bình cho hay.

Trong đó, ông nhấn mạnh việc phía Tây thành bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì nhiều nhà dân cơi nới, xây dựng chồng lấn lên tường thành và phần hào bao xung quanh. Nhiều ngôi nhà dùng chính phần tường thành làm móng nhà kiên cố. Khu vực phía Đông, Nam và Bắc Thành Điện Hải bị các tòa nhà kiên cố thuộc sở hữu nhà nước vi phạm khoảng cách bảo vệ 65m thuộc khu vực 2 của di tích.

Bảo tàng Đà Nẵng (nhà có kính xanh)vi phạm đến tính toàn vẹn của di tích Thành Điện Hải (Ảnh: HC)

Các công trình của nhà nước GS.TS Trương Quốc Bình điểm danh vi phạm khoảng cách bảo vệ khu vực 2 của di tích Thành Điện Hải gồm tòa nhà Công viên phần mềm, tòa nhà Trung tâm Hành chính TP và Trung tâm TDTT người cao tuổi. Trong đó, tòa nhà Công viên phần mềm và Trung tâm TDTT người cao tuổi  nằm sát liền bờ hào của di tích Thành Điện Hải.

“Cần thẳng thắn thừa nhận một thực tế là chính trụ sở Bảo tàng Đà Nẵng, một công trình kiên cố cao tầng với kiến trúc hiện đại nằm ngay trong khu vực bảo vệ 1 tại khuôn viên Thành Điện Hải (hoàn thành năm 2011 với tổng số tiền đầu tư lên tới 45 tỉ đồng) lại vi phạm nặng nhất đến tính toàn vẹn của di tích!” - GS.TS Trương Quốc Bình nêu rõ.

Trung tâm hành chính TP khiến cảnh quan di tích biến dạng nghiêm trọng!

Được biết, trước mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và nhu cầu dân sinh, năm 2013, UBND TP Đà Nẵng có chủ trương chỉ tháo dỡ các phần cơi nới trái phép nhưng không giải tỏa dân. Đồng thời giao Sở VH-TT-DL (nay là Sở Văn hóa - Thể thao) phối hợp với Sở Xây dựng lập quy hoạch điều chỉnh ranh giới di tích Thành Điện Hải.

Trong đó, GS.TS Trương Quốc Bình tỏ ra rất bức xúc với việc nội dung quy hoạch điều chỉnh ranh giới di tích Thành Điện Hải do Sở VH-TT-DL và Sở Xây dựng Đà Nẵng trước đây lập lại thu hẹp khoảng cách bảo vệ khu vực 2 của di tích Thành Điện Hải từ 65m về còn… 2m, nghĩa là chỉ giải tỏa 2m quanh chân thành để làm đường dân sinh ngăn cách thành với khu dân cư và các công trình nhà nước.

Ngày 22/6/2015, Sở VH-TT-DL Đà Nẵng đã có công văn gửi Sở TN-MT đề nghị xem xét, ký xác nhận hồ sơ gửi Bộ VH-TT-DL xin thỏa thuận phê duyệt điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ khu vực 1 và 2 của di tích Thành Điện Hải. Tuy nhiên, Sở TN-MT có công văn phúc đáp không thể ký xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ. Nguyên do là thủ tục thu hồi đất và vấn đề nhà cửa, đất đai của các hộ dân ở phía Tây Thành Điện Hải vẫn chưa được UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định.

Trung tâm hành chính TP Đà Nẵngkhiến cảnh quan di tích Thành Điện Hải bị biến dạng nghiêm trọng! (Ảnh: HC)

“Vì vậy đến  nay Sở Văn hóa - Thể thao Đà Nẵng vẫn chưa thể gửi biên bản và bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích để Bộ VH-TT-DL xem xét điều chỉnh. Trong khi việc điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ chưa hoàn thành thì người dân vẫn tiếp tục xây dựng nhà cửa quanh khu vực, gây ảnh hưởng đến tường thành. Bên cạnh đó, một số công trình xây dựng khác của nhà nước, đặc biệt là Trung tâm hành chính TP đồ sộ, kiên cố ở sát kề khiến cảnh quan di tích bị biến dạng nghiêm trọng!” - GS.TS Trương Quốc Bình nhấn mạnh.

Sẽ di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi thành Điện Hải

Theo ông Huỳnh Văn Hùng, đầu năm 2017, lãnh đạo TP Đà Nẵng chủ trương giải tỏa, di dời 80 hộ dân sống xung quanh bờ tường phía Tây, dừng hẳn công trình xây dựng Trung tâm lưu trữ ở phía Bắc, và phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật trùng tu, tôn tạo và phục hồi Thành Điện Hải gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2017 – 2019) giải phóng mặt bằng, di dời toàn bộ số hộ dân ra khỏi thành Điện Hải, tháo dỡ các yếu tố kiến trúc không nguyên gốc, phục hồi kè, hào như nguyên trạng, xây dựng công viên, cây xanh, bãi đỗ xe… tạo không gian đệm cho di tích.

Giai đoạn 2 (2019 – 2021) di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi Thành Điện Hải và tiến hành tôn tạo, phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành gồm những công trình đã có ở Thành trong lịch sử như nhà kho, kho thuốc súng, kỳ đài, vọng lâu… và nghiên cứu xây dựng không gian tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh, xây dựng các khu phụ trợ phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích.

Trước đó, như Báo điện tử Infonet đã đưa tin, ngày 6/12, tại kỳ họp thứ 6 HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Huỳnh Văn Hùng đã thông báo: Chiều 5/12, Hội đồng Di văn văn hóa quốc gia gồm 25 giáo sư đầu ngành văn hóa – lịch sử đã bỏ phiếu 100%, thống nhất đề nghị Thủ tướng ra Quyết định công nhận Thành Điện Hải (Đà Nẵng) là Di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.

“Nếu được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận thì đây sẽ là di sản văn hóa đầu tiên trên địa bàn TP Đà Nẵng được công nhận là Di sản văn hóa quốc gia đặc biệt.” – ông Huỳnh Văn Hùng nói.

HẢI CHÂU

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !