Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng: “Không có sự bền vững về văn hóa thì rất khó có sự bền vững về kinh tế. Kinh tế thu được nhiều tiền mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển chung!”

Sáng 30/10, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng đã chủ trì cuộc họp lần cuối để nghe Sở VH-TT-DL và các ngành liên quan báo cáo kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2016, chủ yếu tập trung trên đường Bạch Đằng ở bờ Tây (từ Bảo tàng điêu khắc Chăm đến giáp đường Đống Đa – Như Nguyệt) và đường Trần Hưng Đạo ở bờ Đông (từ cầu Rồng đến khu vực sân khấu thi trình diễn pháo hoa quốc tế).

Theo Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Quang Thanh, mỗi ngày có hàng ngàn du khách và người dân đến hai tuyến đường này để tham quan, mua sắm, đi dạo, ngắm cảnh sông Hàn với các công trình lớn, các cây cầu đẹp, nhất là về đêm. Tuy nhiên, hiện các hoạt động vui chơi giải trí trên hai tuyến đường này chưa được tổ chức có hệ thống, chưa đầu tư đồng bộ. Vì vậy, việc hình thành trục văn hóa – lễ hội ở hai bờ sông Hànlà cần thiết, vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm đáp ứng sự phát triển cả về văn hóa và du lịch của Đà Nẵng.

Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn - ảnh 1

Phó Giám đốc Thường trực Sở VH-TT-DL Đà Nẵng Trần Quang Thanh trình bày kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2016 (Ảnh: HC)

Sở VH-TT-DL Đà Nẵng đã hình thành kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội hai bên bờ sông Hàn năm 2016 với hai phần chính. Theo đó sẽ có các hoạt động diễn ra thường xuyên vào dịp cuối tuần như “Âm nhạc đường phố” (tối thứ 7, mỗi tháng 2 lần); biểu diễn nghệ thuật phục vụ khác giả xem cầu Rồng phun lửa, phun nước (tối thứ 7 hàng tuần); tổ chức thí điểm biểu diễn Nhạc hơi (sáng Chủ nhật hàng tuần); biểu diễn nghệ thuật truyền thống (tối Chủ nhật hàng tuần); hoạt động “Sân chơi cuối tuần” (tối Chủ nhật, mỗi tháng 2 lần).

Bên cạnh đó, nhân các sự kiện lớn như Đại hội Đảng toàn quốc, Tết Bính Thân, đoàn đua thuyền buồm quốc tế Clipper Race đến Đà Nẵng, Đại hội Thể thao bãi biển châu Á và các ngày lễ, các dịp kỷ niệm trong năm 2016 cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý như triển lãm ảnh nghệ thuật, ca múa nhạc, giao lưu văn hóa nghệ thuật và ẩm thực, giới thiệu văn hóa truyền thống của đồng bào Cowtu, tổ chức “Ngày sách Đà Nẵng”, chợ phiên “Đồ xưa Đà thành”, liên hoan nghệ thuật dành cho người nước ngoài, lướt ván trên sông Hàn…

Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn - ảnh 2

Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: HC)

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội VHNT Đà Nẵng, các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bờ sông Hàn cần đa dạng, khác biệt để không chỉ diễn ra trong năm 2016 mà còn làm tiền đề cho các năm sau, và đặc biệt là không chỉ mang tính biểu diễn mà cần tăng cường tính giao lưu, sự tham gia của cộng đồng, của công chúng để tăng hiệu quả xã hội, tăng sức hấp dẫn. Từ đó dần dần đi đến thực hiện xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động này, thay vì chỉ là các đơn vị của nhà nước đứng ra đảm nhận.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng nêu rõ, mục đích của việc xây dựng trục văn hóa, lễ hội ở khu vực hai bên bờ sông Hàn là để giữ gìn, tôn tạo bản sắc văn hóa bản địa của Đà Nẵng và phát triển văn hóa đó trở thành động lực cho phát triển kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng nhất chứ không chỉ là hình thành nên các sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch.

Theo ông, Đà Nẵng cũng có bề dày văn hóa nhất định, nhưng so với một số nơi khác thì chưa bằng. Cách hành xử đối với trục văn hóa - lễ hội hai bờ sông Hàn là xem đây là tiền đề để xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn hóa, tu bổ và làm dày thêm bề dày văn hóa của TP, để khi nghĩ đến Đà Nẵng là du khách sẽ nghĩ đến những truyền thống văn hóa, sự kiện văn hóa thực sự ấn tượng. Từ đó mà để lại cho con cháu các di sản văn hóa lớn hơn, đặc sắc hơn.

Đà Nẵng: Phát triển kinh tế mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn - ảnh 3

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng: "“Không có sự bền vững về văn hóa thì rất khó có sự bền vững về kinh tế!" (Ảnh: HC)

Trên tinh thần đó, ông cơ bản thống nhất với kế hoạch do Sở VH-TT-DL đề xuất nhưng yêu cầu phải tiến dần tới việc nhân dân làm văn hóa là chính. Ông tán thành phải có sự tham gia nhiều hơn nữa của quần chúng vào các hoạt động văn hóa – lễ hội hai bờ sông Hàn. Chỉ có nhà nước, các nhà nghệ thuật là chưa đủ mà phải làm cho người dân cùng tham gia. Vì vậy, tỉ lệ các sự kiện trước mắt là nhà nước 70, người dân 30; dần dần tiến đến 50/50; rồi 30/70; và đến một thời kỳ nào đó thì nhà nước không làm mà chỉ định hướng, còn tự người dân làm. Phải có sự tham gia của người dân vào sự kiện chung thì mới hấp dẫn, mới thành công được!

Cùng với yêu cầu bổ sung các hình thức tổ chức hoạt động kết hợp giữa dưới nước với trên bờ (như hoa đăng, nhạc nước…), ông Đặng Việt Dũng cũng đề nghị hai quận Hải Châu, Sơn Trà có thêm các hoạt động phụ trợ; đồng ý tổ chức thêm hoạt động “mỹ thuật đường phố” để thầy trò trường VHNT phục vụ người dân và du khách, yêu cầu phát động người dân dọc hai bờ sông Hàn trang trí nhà cửa, treo hoa, thắp đèn… vào các dịp cuối tuần mà ông tin là “khi người dân tham gia thì sẽ có nhiều ý tưởng rất hay”…

“Về lâu dài, Đà Nẵng còn phải làm nhiều việc chứ không chỉ việc này. Các thiết chế văn hóa là phần nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư, của từng người dân. Qua đó có được nền tảng văn hóa vững chắc do chính người dân xây dựng. Khi ấy chúng ta mới có được sự bền vững về kinh tế. Không có sự bền vững về văn hóa thì rất khó có được sự bền vững về kinh tế. Kinh tế có thu được nhiều tiền bao nhiêu mà văn hóa không vững chắc thì sẽ lung lay, bất ổn, ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp phát triển chung!” – ông Đặng Việt Dũng nhấn mạnh.


HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !