Đa cấp Liên Kết Việt lừa 60.000 người: "Quả bóng trách nhiệm" ở chân ai?

Câu chuyện công ty đa cấp thu hút tiền của người dân bất hợp pháp không phải không có tiền lệ, trước vụ Liên Kết Việt còn có MB24… nhưng tại sao công ty đa cấp Liên Kết Việt vẫn khiến 60.000 người dân dốc túi?

Liên quan đến vụ Liên Kết Việt lừa đảo, dư luận đặt dấu hỏi về việc cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính Công ty này 570 triệu đồng từ 7 tháng trước nhưng khi “tập đoàn lừa đảo” này bị “khui” ra ánh sáng thì mới "hé lộ" chuyện bị phạt đó. Càng "lạ" hơn, không một cảnh báo nào từ phía Bộ Công thương được đưa ra ở thời điểm đó. Phải chăng cơ quan quản lý đã chậm trễ trong việc cảnh báo người dân về hành vi lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt?

Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã bác bỏ quan điểm này. Ông cho rằng, hoạt động kinh doanh đa cấp là hoạt động được pháp luật thừa nhận. 

"Trong vụ việc liên quan tới hành vi lừa đảo của Công ty Liên Kết Việt, Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã thực hiện đúng chức năng, quyền hạn theo quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý bán hàng đa cấp"- ông Hải khẳng định.

Vậy vì sao Liên Kết Việt lừa được nhiều người như vậy? Để đi tìm câu trả lời, PV Infonet sẽ đặt câu hỏi với các chuyên gia để lý giải về vấn đề này.

Đa cấp Liên Kết Việt lừa 60.000 người:

"Đại tá rởm" Lê Xuân Giang, mạo danh, dùng đủ mọi chiêu trò để lừa người dân

Góp ý kiến về vụ việc Công ty Liên Kết Việt lừa đảo hàng nghìn người, luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TP.HCM) đã có cuộc trao đổi với PV Infonet.

Thưa luật sư, sự việc Công ty Liên Kết Việt lừa đảo hàng nghìn tỉ đồng từ người dân là tiếng chuông cảnh báo cho xã hội. Điều đáng nói, nhiều người đang đặt vấn đề, sự hoành hành của Liên Kết Việt và các công ty đa cấp lừa đảo khác diễn ra khá lâu, đến nay mới bị phát hiện, theo ông trách nhiệm thuộc cơ quan nào?

Theo tôi, pháp luật cho phép hoạt động bán hàng đa cấp mới chỉ hơn 10 năm mà hiện có đến gần 70 công ty được cấp phép hoạt động là quá nhiều và thiếu đánh giá, kiểm soát. Trong khi đó, ở Mỹ, nơi khởi nguồn của bán hàng đa cấp, đã qua hơn 40 năm kể từ khi pháp luật cho phép hoạt động, quốc gia này chỉ có khoảng 30 công ty đa cấp hoạt động.

Điều đó, chứng tỏ họ kiểm soát rất tốt hoạt động kinh doanh của loại hình công ty rất nhạy cảm này. Nếu quy trách nhiệm trong vụ việc cụ thể này thì khó, nhưng ở góc độ quản lý nhà nước, công tác cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp thuộc về Bộ Công thương và Sở Công thương ở các địa phương. Nếu quá trình cấp phép, thanh kiểm tra và tham mưu có vi phạm thì cơ quan này chịu trách nhiệm.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã lên tiếng là đã phạt Liên Kết Việt gần 600 triệu đồng nhưng thông tin này ít người biết. Hơn nữa phát hiện sai phạm, phạt nhưng Liên Kết Việt vẫn tồn tại 7 tháng sau. Ông đánh giá thế nào về "quả bóng trách nhiệm" của Bộ Công thương?

Rõ là Bộ Công thương chưa đánh giá đúng mức những sai phạm của Công ty Liên Kết Việt thực hiện cũng như những hệ lụy mà công ty này mang lại cho cộng đồng. Theo tôi, nên xem đây là một bài học để Bộ Công thương chấn chỉnh lại công tác quản lý, thanh kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp.

Đa cấp Liên Kết Việt lừa 60.000 người:

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng (Đoàn luật sư TpHCM)

Nhìn rộng ra, vụ việc Công ty Liên Kết Việt và những vụ việc các công ty đa cấp bất chính khác bị cơ quan điều tra khởi tố đã khiến cho nhiều người giật mình về mức độ thu hút tài chính của họ. Theo ông, tại sao công ty này lại thu hút nhiều tiền, nhiều người tham gia như vậy?

Lòng tham – chắc chắn không có gì khác ngoài lòng tham, nhóm người lừa đảo đã dùng các thủ đoạn để kích thích lòng tham của con người. Ai cũng muốn làm ít hưởng nhiều, ai cũng muốn giàu lên một cách nhanh chóng, ai cũng thấy điều kiện, công việc không mấy khó khăn, bởi chính họ cũng chính là người gián tiếp dùng các thủ đoạn để dụ dỗ người khác, không ai khác đó thông thường là những người thân của mình. 

Một lý do nữa, là các công ty đa cấp cũng nhắm đúng đối tượng chiếm số lượng đông đảo trong xã hội đó là sinh viên và cư dân ở các vùng quê có trình độ thấp. Điểm chung của bộ phận người này là rãnh rồi về thời gian và cần kiếm tiền một cách nhanh chóng.

Nhìn từ góc độ pháp luật, ông có thể chia sẻ về những dấu hiệu lừa đảo của công ty này thông qua việc giả danh?

Người chiếm đoạt dùng có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng. 

Trong vụ án này, Công ty Liên Kết Việt đã lợi dụng uy tín của Bộ Quốc phòng để tạo sự tin tưởng khi dùng các thủ đoạn như tự cho công ty của mình là trực thuộc Bộ Quốc phòng, các sản phẩm của Liên Kết Việt là sản phẩm hợp tác với đơn vị thành viên Bộ Quốc phòng, làm giả Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ… từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. 

Công ty này cũng ban hành các quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng, soạn thảo ký khống 2 loại hợp đồng “Hợp đồng bán hàng đa cấp, hợp đồng phân phối”, yêu cầu người tham gia nộp tiền vào công ty.

Việc giả danh này đã vi phạm quy định nào của pháp luật, thưa luật sư?

Những hành vi này đã vi phạm các điều cấm quy định tại điều 5 Nghị định 42 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp như các hành vi bị cấm gồm: 

Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; 

Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; 

Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp của mình; 

Với các thủ đoạn và vi phạm như trên, hành vi của nhóm người này có dấu hiệu của Tội lừa đảo quy định tại Bộ luật Hình sự và quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can của Cơ quan CSĐT là có cơ sở.

Luật sư có thể tư vấn thêm cho các bị hại của Liên Kết Việt cũng như người dân để phòng ngừa các công ty đa cấp bất chính?

Khi đứng trước một thông tin hay lời mời làm việc kiếm tiền, người dân phải hết sức cảnh giác, về nguyên tắc không có công việc nào kiếm tiền nhanh và dễ cả, nếu có thì chắc chắn có sự vi phạm pháp luật. 

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, những người bị hại cần chủ động liên hệ cơ quan công an hoặc báo chí cung cấp thêm các thông tin về cách thức lừa đảo của nhóm người này để giúp cơ quan điều tra làm rõ vụ việc và có biện pháp đảm bảo quyền lợi của người bị hại.

Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)

Ông chủ lĩnh án tội hiếp dâm, cô gái giúp việc tật nguyền lầm lũi rời tòa

Trong thời gian ở lại giúp việc nhà cho bị cáo Thủy, chị Q. đã bị ông chủ nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm.

Huế: Bị CSGT truy đuổi, tài xế bỏ lại ô tô cùng gỗ lậu trốn vào rừng

Chở 26 phách gỗ đi tiêu thụ, khi bị lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phát hiện, tài xế tăng ga bỏ chạy, đến đoạn đường vắng lập tức dừng và xuống xe chạy trốn vào rừng sâu.

Nghi án vợ sát hại chồng lúc nửa đêm ở Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng nay (6/3), Công an huyện Châu Đức đang phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ án mạng xảy ra lúc nửa đêm.

Thanh Hóa: Điều tra cái chết thương tâm của một phụ nữ độc thân tại chòi canh rẫy

Khi không thấy người thân trở về, gia đình nạn nhân đi tìm thì phát hiện người này đã tử vong trên chòi canh rẫy với nhiều vết thương trên cơ thể.

Mang súng bút lên máy bay, 2 thanh niên bị khởi tố

Ngày 5/3, Công an TP Hải Phòng cho biết cơ quan điều tra vừa khởi tố 2 đối tượng vì liên quan đến việc mang súng dạng bút lên máy bay.

Người đàn ông đốt pháo dài hơn 50m trong đám cưới ở Hà Nội khai gì?

Sau bị cơ quan công an tạm giữ hình sự, đối tượng Trần Văn Khang, người đốt pháo trong đám cưới ở xã Phù Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận đã lên mạng xã hội đặt mua pháo của một người lạ mặt, được người bán chuyển về nơi tổ chức đám cưới.

Đồng Nai: Nam thanh niên nổ súng khi chuyển đồ giúp bạn gái, 1 người trúng đạn

Được nhờ tới chuyển đồ giúp một cô gái, Khải mang theo súng và xảy ra ẩu đả với người đàn ông thuê phòng trọ. Khi nạn nhân bỏ chạy, Khải nổ súng, viên đạn trúng một người khác gây thương tích.

Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối tượng đốt pháo trong đám cưới ở Hà Nội

Cơ quan Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa cho biết đã khởi tố vụ án và tạm giữ hình sự đối với Trần Văn Khang (40 tuổi, ở khối 12, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Xử phạt thanh niên tung tin "lái xe đeo khẩu trang bị phạt 10 triệu đồng"

Ngày 4/3, Công an TP Hải Phòng cho biết vừa xử phạt 5 triệu đồng với thanh niên lên mạng xã hội tung tin "Từ ngày hôm nay, lái xe đeo khẩu trang bị phạt từ 10 triệu đồng".

Vụ con đánh chết cha ở Quảng Nam: Mâu thuẫn nhỏ, hậu quả lớn

Chiều 4/2, Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị đang củng cố hồ sơ để khởi tố bị can đối tượng đánh cha ruột tử vong ở phường Hòa Hương, TP Tam Kỳ.

Đang cập nhật dữ liệu !