Clip những phát ngôn bạo miệng của bầu Kiên trước khi bị bắt
Clip những phát ngôn bạo miệng của bầu Kiên trước khi bị bắt
> 'Bầu Kiên' đã trở thành 'ông trùm' như thế nào?
> Bắt bầu Kiên
>
> Sự nghiệp làm bóng đá ‘độc đáo’ của bầu Kiên
> Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc
> Bầu Kiên bị bắt vì lũng đoạn cổ phiếu, thâu tóm ngân hàng?
Ông Kiên cũng giữ cương vị Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội. Từ Hà Nội ACB đến CLB Hà Nội và CLB Trẻ Hà Nội, có người nói bầu Kiên bảo ông Kiên chỉ giỏi "nổ" nói nhiều làm ít. Ở HN - ACB, bầu Kiên thay HLV liên tục nhưng thành tích của đội bóng thì không ổn định lên rồi tụt hạng liên tục. Tuy nhiên điều có thể gây dư luận chú ý nhất là chuyện bầu Kiên chiêu mộ danh thủ Công Vinh từ tay "địch thủ" Hà Nội T&T và những tuyên bố mang tính "cách mạng" về việc cải tổ VFF cùng các tranh chấp bản quyền với AVG.
Bầu Kiên đã từng bị chính cổ động viên Hà Nội phản đối: "Ông Kiên: Nếu không thích làm bóng đá, giải tán đội HN.ACB đi! Niềm kiêu hãnh để đâu, danh dự để đâu?" |
Tháng 9/2011, trong lễ tổng kết mùa giải của VFF, bầu Kiên công kích VFF với những câu nói như:
"Bóng đá Việt Nam bao cấp hơn mọi bao cấp"
"VFF luôn nói câu quen thuộc: Bằng chứng đâu? Bằng chứng trong tay các anh cả. Các anh biết hết, biết rõ ràng, biết trọng tài nào tốt, trọng tài nào không tốt. Tôi bảo đảm các anh biết. Bóng đá là một sân khấu và diễn viên người ta có thể xem được cả bốn mặt. Chỉ có người trách nhiệm có mở mắt ra để nhìn thấy hay không, hay cố tình cho qua. Bao nhiêu năm rồi, suốt ngày các anh hỏi câu “bằng chứng đâu?” thì nghe sao nổi"
"Không ít người tiếp xúc với tôi bảo rằng cần phải lo trọng tài nhưng tôi luôn nói với anh em: một đồng cũng không bao giờ cho".
Trên mạng còn lan truyền đoạn clip buổi gặp gỡ giữa các ông bầu bóng đá nổi tiếng như bầu Kiên, bầu Thắng, bầu Đức.
Trong buổi ra mắt VPF, bầu Kiên còn một lần mắng thẳng mặt đại diện của T&T ở hạng Nhất. Trước cuộc bỏ phiếu bầu các thành viên vào ban quản trị VPF, bầu Kiên đã chia sẻ "Thực lòng tôi không mong muốn được bầu vào Hội đồng quản trị vì không có nhiều thời gian". Ngay sau ý kiến này, ở dưới khu vực đại biểu có ý kiến với tiếng khá to "Không có thời gian thì nghỉ đi, làm làm gì". Nóng mặt, bầu Kiên "đập" lại "Ai có ý kiến thì cứ đứng dậy, đừng nói sau lưng".
Nhân vật dám "vuốt râu hùm" tự xưng là đại diện của T&T ở giải hạng Nhất. Theo cư dân trên mạng, đây là CEO 8x của đội bóng T&T. Anh này giải thích, nếu bầu Kiên không muốn làm thì cứ mạnh dạn rút lui như một số cá nhân khác, chứ đến khi nhỡ được bầu làm Chủ tịch VPF rồi mới rút lui thì không tốt.
Đang cơn máu nóng nổi lên, bầu Kiên sang sảng: "Bản thân tôi đúng là gần như không có thời gian. Nếu không vì bóng đá Việt Nam thì tôi đã không ngồi ở đây. Tôi có trách nhiệm với công ty, với anh Thắng vì nếu tôi không nhận lời làm Phó thì anh Thắng cũng kiên quyết không làm chủ tịch. Như anh Đức cả đời chưa làm phó cho ai, nhưng cũng chấp nhận làm phó cho anh Thắng. Chúng tôi phải vận động rất nhiều anh Thắng mới nhận lời. Còn riêng ý kiến của anh, hạng Nhất hãy nói chuyện với hạng Nhất".
Ngay từ buổi tổng kết mùa giải 2011, bầu Kiên đã mạnh mẽ chỉ trích "liên minh" VFF và AVG “20 năm độc quyền là một thời gian vô cùng dài. Tôi không tin trên thế giới có liên đoàn nào có độc quyền tới 20 năm. Nhiệm kỳ các anh chỉ kéo dài 3, 4 năm 1 nhiệm kỳ mà các anh ký tới 20 năm. Tôi không tranh luận tính hợp pháp, đúng thẩm quyền hay không, nhưng tôi cho rằng về kinh tế, VFF đã tự đưa vào một sự ràng buộc, có ảnh hưởng lâu dài cho bóng đá VN những năm về sau”. Và trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình, ông tiếp tục chỉ ra hàng loạt vấn đề của bản hợp đồng độc quyền 20 năm này.
Nhưng đến tháng 4/2012, bầu Kiên lại bất ngờ đình chiến và bắt tay với AVG về bản quyền truyền hình làm nhiều người hâm mộ "chưng hửng".
Phát ngôn mạnh miệng nhưng những việc làm của VPF và cả thành tích của CLB Hà Nội khá nhạt nhòa. Dễ hiểu vì sao lại có một số CLB "ghét" hai đội bóng của bầu Kiên.
Cổ động viên Hải Phòng giăng băng rôn chọc tức đội bóng của bầu Kiên |
Diễn đàn mở trên một tờ báo về thể thao từng hỏi: Cho đến thời điểm này, ai còn tin tưởng thực sự, tin tưởng 100% vào bầu Kiên, vào những gì mà ông bầu này có thể, đã và sẽ làm cho bóng đá Việt Nam, với động lực duy nhất: “Vì người hâm mộ”. Một người đã viết “Ai còn tin tưởng vào bầu Kiên, giơ tay!” như để nói lên sự ngán ngẩm khi nhớ lại bức tranh màu hồng về bóng đá Việt Nam mà bầu Kiên từng vẽ lên khi VPF ra đời.
Thực sự, tới thời điểm hiện tại thì bầu Kiên không còn giữ "ghế" nào tại các ngân hàng nhưng đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, bầu Kiên và những người có liên quan nắm giữ gần 10% cổ phần của ngân hàng này. Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá khoảng gần 2.500 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong tốp 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cũng tại buổi tổng kết của VFF, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: "Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoàn bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia..."
Còn khi Kiên Long Bank Kiên Giang lên chơi ở giải vô địch quốc gia, bầu Kiên đã tuyên bố bán sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long (nhà tài trợ chính cho đội bóng này) để tuân thủ quy chế 1 ông bầu chỉ có 1 đội bóng tại 1 giải đấu.
Bên cạnh 2 lĩnh vực chủ chốt là ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc... Trước đây, ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex, Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam, có "ghế" trong HĐQT của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và CTCP Du lịch Thiên Minh (doanh nghiệp từng chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria).
(Tổng hợp từ TheBox, Vietnamnet và các nguồn khác)